Chất lượng học môn Toán

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 72)

CHƢƠNG TRÌNH VÀ THỰC HÀNH GIÁO DỤC

3.2.2 Chất lượng học môn Toán

Bảng 3.3: Chất lƣợng môn Toán tại trƣờng TH Púng Luông qua ba năm học

Đơn vị tính: %

Lớp/Năm học

2009 – 2010 2010 – 2011 2011 – 2012

Lớp 1 7% 6% 3% 8% 5,4% 6,5%

Lớp 2 8,7% 2,1% 6,3% 6,3% 7,6% 7,6%

Lớp 3 7,8% 5,6% 10,2% 3,4% 7% 6,5%

Lớp 4 2,5% 0% 9,4% 1,1% 7% 2,3%

Lớp 5 12,2% 0% 13,9% 0% 8,2% 0%

Nguồn: Báo cáo chất lƣợng môn Toán 3 năm học, trƣờng TH Púng Luông. Trong hai chuyến khảo sát thực địa, chúng tôi có dịp dự hai giờ học Toán của HS lớp 2 và lớp 5 tại điểm trƣờng Ngã Ba Kim và Nả Háng Tâu. Trong tiết luyện tập toán lớp 2, các em HS rất thụ động trong việc làm bài tập trên lớp dù GV hƣớng dẫn rất tận tình. Trong các phép tính nhớ của cộng hoặc trừ, các em thƣờng quên. Đối với phép tính nhân lại càng dễ nhầm lẫn. Riêng phần toán có lời văn, các em không dễ có thể làm đƣợc bài tập. Một vòng quanh lớp khi hết thời gian 15 phút luyện tập, 22/23 HS không thể hoàn thành bài tập toán có lời văn. Một trƣờng hợp duy nhất HS biết đáp số khi em hiểu bài tập và cho ra kết quả đúng nhƣng chỉ là phép tính chứ không có câu trả lời. Một nguyên nhân không nhỏ do trình độ Tiếng Việt của các em nhƣ đã phân tích ở trên chỉ dừng lại ở mức độ hạn chế nên khả năng hiểu và vận dụng thành thạo hƣớng dẫn của GV cho loại hình bài tập này của các em chƣa đạt chuẩn.

Tuy nhiên, khi so sánh chất lƣợng HS TH ở môn Toán với một số trƣờng TH khác và mức trung bình của huyện Mù Cang Chải sự chênh lệch không nhiều ở các nhóm học lực. Điều đó cho thấy mức nhận thức chủ yếu từ phía ngƣời học chứ không phải yếu tố dân tộc, giới tính. Trƣờng TH La Pán Tẩn là trƣởng TH đạt chuẩn quốc gia năm 2010 nhƣng tỉ lệ HS xếp học lực Yếu vẫn tồn tại trong khi tỉ lệ HS xếp loại Giỏi còn thấp hơn của trƣờng TH Púng Luông và toàn huyện. Tuy nhiên, mức Khá và TB của trƣờng La Pán Tẩn lại vƣợt hơn so với mức trung bình toàn huyện và trƣờng TH Púng Luông nhƣng không nhiều.

Ở góc độ khác, khi so sánh tỉ lệ chất lƣợng học tập môn Toán giữa các trƣờng TH và mức trung bình của huyện Mù Cang Chải với mức trung bình của

tỉnh Yên Bái đã cho thấy sự chênh lệch lớn. Tỉ lệ HS đạt giỏi và khá trung bình của tỉnh Yên Bái cao hơn hẳn so với mức trung bình của huyện Mù Cang Chải. Điều này không khó lý giải bởi xét toàn tỉnh, huyện Mù Cang Chải là huyện khó khăn hơn cả về mặt kinh tế và nhiều điều kiện khác đầu tƣ cho giáo dục cũng không thể bằng so với mặt bằng chung.

Bảng 3.4: So sánh chất lƣợng giáo dục TH môn Toán năm học 2010 – 2011

Đơn vị tính: %

Trƣờng/Môn Môn Toán

Giỏi Khá TB Yếu TH La Pán Tẩn (Đạt chuẩn QG) 2,44% 18,3% 78,7% 0,56% TB của huyện MCC 3,5% 20,6% 74,4% 1,5% TH Púng Luông 5,1% 20,5% 70,4% 4% TB của tỉnh Yên Bái 30,8% 32,2% 34,7% 2,3%

Nguồn: Báo cáo tổng kết chất lƣợng giáo dục môn Toán năm học 2010 – 2011, Phòng GD&ĐT Mù Cang Chải

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 72)