Lịch sử giáo dục huyện Mù Cang Chả

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 39 - 43)

9 Tiểu vùng phía Đông có độ cao trung bình, gồm các huyện còn lại nhƣng chịu ảnh hƣởng bởi gió mùa Đông

1.4. Lịch sử giáo dục huyện Mù Cang Chả

Lịch sử hình thành và phát triển ngành giáo dục huyện vùng cao Mù Cang Chải có thể chia làm nhiều giai đoạn.

Từ năm 1959 đến 1975:

Giai đoạn hình thành với lớp học xóa mù chữ đầu tiên

Năm 1959, Ban lãnh đạo thanh toán nạn mù chữ Trung ƣơng quyết định tiến hành điều động GV lên miền núi dạy học. Một lớp học đặc biệt cho GV tình nguyện đƣợc Bộ Giáo dục triệu tập tại trƣờng bổ túc công nông trung ƣơng đã đƣợc mở cấp tốc. Trong vòng 1 tháng tập huấn, 14 cán bộ, GV hoàn thành khóa học đã đƣợc điều về huyện vùng cao Mù Cang Chải. Đến tháng 9/1959, phòng Giáo dục Mù Cang Chải đƣợc thành lập thì hai tháng sau, toàn huyện mở đƣợc 13 lớp vỡ lòng với 300 HS, 14 lớp bổ túc văn hóa với 350 học viên đủ mọi thành phần, lứa tuổi nhƣng đa số là đồng bào dân tộc Hmông. Trong số này, trƣờng TH Púng Luông bắt đầu đƣợc thành lập với 3 lớp học đầu tiên gồm 1 lớp 1 và hai

lớp vỡ lòng. Toàn huyện đƣợc chia làm 4 khu do một đồng chí GV vừa phụ trách quản lý, vừa đứng lớp. Sau một năm nỗ lực, những thành quả đầu tiên đã hình thành. Thêm 21 lớp vỡ lòng với 423 HS đến trƣờng trong khi lớp 1 đã có 14 lớp với 365 HS. Cuối năm 1960, có thêm 15 GV miền xuôi tình nguyện lên Mù Cang Chải nhận nhiệm vụ công tác.

Tháng 10/1964, trƣờng thiếu nhi vùng cao (nay là phổ thông dân tộc nội trú) đƣợc thành lập. Đến cuối năm 1966, toàn huyện có 76 lớp phổ thông huy động 725 cháu đến lớp. Lúc này, số lớp vỡ lòng đã tăng lên 60 lớp với 487 HS. Trong khi đó, các lớp bổ túc văn hóa đã thanh toán nạn mù chữ cho 1.287 ngƣời. Số lƣợng HS, GV đã tăng gấp 4 lần so với năm 1959. Đặc biệt ở 4 xã La Pán Tẩn, Púng Luông, Mồ Dề, Chế Cu Nha đã hoàn thành nhiệm vụ xóa mù chữ cho nhân dân trong độ tuổi và là điểm sáng của phong trào giáo dục huyện Mù Cang Chải lúc bấy giờ. Năm 1970, trƣờng TH La Pán Tẩn, đơn vị đầu tiên của ngành giáo dục huyện Mù Cang Chải nhận danh hiệu cao quý Huân chƣơng lao động hạng 3.

Từ năm 1976 đến năm 1985

Thời kỳ mở rộng mạng lưới trường lớp, nâng cao chất lượng giáo dục

Từ năm 1975 đến năm 1978, giáo dục Mù Cang Chải tăng về số lƣợng, cải thiện về chất lƣợng rõ rệt. Cuối năm 1978, toàn huyện có 15 trƣờng TH, 126 lớp phổ thông với tổng số 1835 HS. Tuy nhiên, đến đầu những năm 1980, cơ cấu kinh tế thay đổi kéo theo đời sống GV và nhiều tầng lớp nhân dân lao động khác gặp không ít khó khăn, giáo dục và đào tạo đứng trƣớc những khó khăn nhất định. Giáo dục miền núi đã thiếu ổn định, lại càng rơi vào tình trạng trì trệ vì thiếu GV và HS không muốn đến trƣờng. Đầu năm 1981, theo thống kê của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải, hàng năm có khoảng 35 – 40% GV xin làm đơn chuyển vùng công tác. Bên cạnh đó xuất hiện tình trạng GV bỏ việc hàng loạt. Thời kỳ này, giảm hẳn số lƣợng GV xin tình nguyện lên vùng cao dạy học. Trong khi cơ sở vật chất tạm bợ, xuống cấp, những thiếu thốn khó khăn

trong việc tái đầu tƣ cơ sở và thiết bị dạy học khiến giáo dục huyện Mù Cang Chải giai đoạn này phát triển chậm lại rõ rệt, số HS giảm 15%, tỉ lệ bỏ học cao nhất tỉnh Yên Bái là 28,5%. Nhiều điểm trƣờng “trắng”, không có HS đến trƣờng.

Từ năm 1986 đến 2009

Thời kỳ củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng đào tạo

Sau khi đất nƣớc tiến hành đổi mới, ngành giáo dục cả nƣớc đã có nhiều chuyển biến mới. Giáo dục miền núi đƣợc kiện toàn và củng cố. Nhiều huyện khó khăn đƣợc tăng cƣờng chi phí đào tạo và nguồn nhân lực mới. Năm học 1990 – 1991, ngành giáo dục Mù Cang Chải có 18 trƣờng với 98 lớp học và 1506 HS. Đội ngũ GV xin chuyển vùng giảm xuống còn 5%, đời sống GV đƣợc cải thiện phần nào khiến họ yên tâm công tác, gắn bó với giáo dục vùng cao. Trƣờng dân tộc nội trú đã có 26 lớp học với 386 HS gồm cả cấp I và cấp II. Toàn huyện có 24 điểm trƣờng ở các thôn bản nhỏ lẻ. Các công tác hội giảng, nâng cao chuyên môn của các bộ GV bắt đầu đƣợc duy trì thƣờng xuyên, phổ biến hơn. Các phong trào “dạy tốt, học tốt”” GV dạy giỏi”…đƣợc nhân rộng. Hàng loạt các trƣờng TH nhƣ Chế Cu Nha, Kim Nọi…là mô hình xuất sắc đƣợc UBND tỉnh Yên Bái khen thƣởng, động viên.

Tính đến thời điểm năm 2003, huyện Mù Cang Chải có 14/14 xã và thị trấn đạt phổ cập giáo dục TH – xóa mù chữ. 3 đơn vị đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Toàn huyện Mù Cang Chải có 80% dân số biết chữ, tính trung bình cứ 3 ngƣời dân có 1 ngƣời đi học. 100% cơ sở vật chất trƣờng lớp khu trung tâm xã từ bán vĩnh cửu trở lên. 91/116 bản có lớp học. 100% xã có hệ thống giáo dục TH hoàn chỉnh, 14/14 xã có HS bán trú dân nuôi. Hiện nay, 100% số trƣờng đã dạy chƣơng trình 175 tuần. Năm học 1996 – 1997, chƣơng trình ngoại ngữ đã đƣợc đƣa vào dạy học tại các trƣờng THCS và phổ thông dân tộc nội trú. Việc đổi mới sách giáo khoa và chƣơng trình giảng dạy cũng thực hiện đồng thời, đồng bộ với chƣơng trình chung.

Đến năm học 2009 – 2010, toàn huyện Mù Cang Chải đã có 35 trƣờng tiểu học và trung học cơ sở, 1 trƣờng dân tộc nội trú và 1 trƣờng THPT, 1 trung tâm hƣớng nghiệp dạy nghề. Đối với ngành học mầm non, huyện có 116 lớp với 1.362 cháu. Cấp TH có 318 lớp với 5.900 HS. Cấp trung học cơ sở có 118 lớp với 3.998 HS. Giáo dục thƣờng xuyên có 19 lớp với 983 học viên. Trung học phổ thông là 19 lớp với 770 HS. Toàn huyện có 957 GV, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên giáo dục, trong số này, nhiều ngƣời có tới 35 năm, 40 năm gắn bó với giáo dục vùng cao.

Trƣờng TH Púng Luông có 7 điểm trƣờng gồm: Mí Háng Tâu (trụ sở chính), Ngã Ba Kim, Nả Háng Tâu, Háng Cơ Bua, Púng Luông trong, Mí Háng Tủa Chử và Nả Háng AB. Trƣờng TH Púng Luông có 32 cán bộ GV, nhân viên, trong đó có 26 GV đứng lớp và 6 nhân viên văn phòng, hỗ trợ giáo dục. Hàng năm, sĩ số HS dao động từ 400 đến 450 HS.

Tiểu kết chƣơng 1:

Púng Luông là một xã miền núi nghèo với 95,6% dân số là đồng bào dân tộc Hmông với nguồn thu nhập chủ yếu từ nông lâm nghiệp nhƣng vẫn thƣờng xuyên rơi vào tình trạng thiếu ăn. Trong khi hệ thống giao thông còn chƣa hoàn thiện và cơ sở hạ tầng vẫn còn không ít khó khăn thì đời sống kinh tế của đồng bào tại địa phƣơng này vẫn còn luẩn quẩn trong vòng xoáy của đói nghèo. Với nhiều bản còn khó khăn, xa trung tâm xã là một trong những trở ngại lớn không chỉ đối với việc phát triển kinh tế mà giáo dục cũng bị ảnh hƣởng theo. Phát triển mạng lƣới trƣờng lớp trong nhiều năm qua tại Púng Luông gắn liền với mục tiêu phát triển hệ thống giáo dục rộng khắp của huyện Mù Cang Chải từ năm 1959.

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 39 - 43)