Luân chuyển và điều động GV miền nú

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 112)

. Nguồn:Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012, trƣờng TH Púng Luông Theo nhận xét của các GV chủ nhiệm các khối lớp 1 và 2, số HS Yếu

GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

4.4 Luân chuyển và điều động GV miền nú

Chế độ luân chuyển GV công tác ở vùng sâu, vùng xa là một chính sách vừa thu hút GV lên các vùng khó khăn dạy học, vừa có tác dụng thay đổi môi trƣờng dạy học, tận dụng đƣợc khả năng của GV và trình độ của họ, đồng thời đảm bảo tính công bằng trong xã hội của Bộ GD&ĐT. Khi GV nam có 5 năm công tác và nữ có 4 năm công tác tại các vùng khó khăn, họ sẽ đƣợc chuyển xuống dạy ở các trƣờng vùng thấp hoặc thị trấn, thị tứ. Tuy nhiên, khi đƣợc hỏi về chế độ luân chuyển GV, hầu hết các thầy cô tại trƣờng TH Púng Luông đều tỏ ra không mấy hào hứng khi nhắc tới chủ đề này, thậm chí không ít ngƣời tỏ ra bức xúc vì cho rằng, chế độ này hiện nay thể hiện sự chênh lệch trong xã hội.

Phỏng vấn các cán bộ quản lý tại Phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải cũng nhƣ cán bộ quản lý tại trƣờng TH Púng Luông, các ý kiến cho rằng việc luân chuyển cán bộ tại huyện vẫn đƣợc thực hiện hàng năm nhƣng số lƣợng GV đƣợc luân chuyển rất ít. Có năm chỉ có đƣợc 5 trƣờng hợp, hầu hết trong số họ đều vƣợt số năm quy định rất nhiều. Các GV cho rằng, chế độ luân chuyển hiện

nay tồn tại bất hợp lý ở chỗ: GV miền xuôi thừa rất nhiều do việc đào tạo ồ ạt dẫn đến thừa chỉ tiêu. Nếu GV dạy ở vùng sâu, vùng xa về đồng bằng phải chấp nhận làm GV hợp đồng, lúc đó quyền lợi chắc chắn không thể bằng hiện tại và mức thu nhập cũng bị sụt giảm. Trong khi nhiều gia đình GV có “quen biết” hoặc chủ động xin việc về đồng bằng lại thuộc diện cá nhân, điều này xem xét dƣới nhiều góc độ không loại trừ khả năng xảy ra những tiêu cực trong ngành giáo dục.

“Trƣờng TH Púng Luông ít khi có thực hiện chế độ luân chuyển công tác. Cùng lắm thì chuyển về vùng thấp hơn nhƣ thị trấn Nghĩa Lộ hoặc vùng có điều kiện kinh tế khá hơn một chút mà thôi. Nếu theo quy định của Nhà nƣớc thì chả biết đợi đến bao giờ. Nhiều GV thuyên chuyển công tác đƣợc dù còn chƣa hết thời gian quy định nhƣng họ có tiền và quen biết rộng”.

(Phỏng vấn nam GV 28 tuổi, trường TH Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, ngày 17/12/2012)

Trong phóng sự: “Gian nan gieo chữ ở vùng cao” của Đài truyền hình VTV1 thực hiện tháng 4/2012 có cuộc phỏng vấn Thứ trƣởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển về chế độ luân chuyển GV trong ngành giáo dục. Ông Hiển thẳng thắn cho rằng: “Chế độ luân chuyển GV có nhiều điểm hợp lý và bất hợp lý. Tuy nhiên, cùng cần phải nhìn nhận thực tế rằng, trình độ của GV cũng phần nào ảnh hƣởng đến việc luân chuyển cán bộ. Sau một thời gian công tác tại miền núi, do chất lƣợng HS miền núi thấp làm cho kiến thức và trình độ của không ít GV bị mai một. Song song với đó, các GV này cũng ít có cơ hội trau dồi kiến thức, kỹ năng sƣ phạm. Thành thử, khi luân chuyển cán bộ GV miền núi về xuôi sẽ gặp không ít khó khăn khi dạy học. Chính điều này khiến nhiều trƣờng TH tại miền xuôi từ chối tiếp nhận vì lo ngại đến chất lƣợng giáo dục sẽ bị ảnh hƣởng. Trong thời gian tới, Bộ sẽ nghiên cứu phƣơng án khả thi để đảm bảo quyền lợi cho các GV dạy học tại vùng núi, vùng khó khăn”.

Tuy nhiên, các GV tại trƣờng TH Púng Luông cho rằng, đã từ lâu họ coi việc lựa chọn dạy học thì có thể theo nghề dù dạy học ở đâu đi chăng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng, dù chính sách trên còn nhiều hạn chế, bất cập nhƣng các cấp ban ngành và hệ thống quản lý giáo dục Nhà nƣớc cần quan tâm tới các GV dạy giỏi và nhiều năm công tác tại vùng cao, vùng DTTS đƣợc luân chuyển công tác về quê khi có nguyện vọng.

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 112)