. Nguồn:Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012, trƣờng TH Púng Luông Theo nhận xét của các GV chủ nhiệm các khối lớp 1 và 2, số HS Yếu
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
4.1.1 Trình độ đào tạo và chuyên môn của GV TH
Nhìn chung, trình độ đào tạo của các GV qua khảo sát tại trƣờng TH Púng Luông không đồng đều. Tỉ lệ dƣới chuẩn chiếm 50% trong tổng số GV (16 ngƣời). Đây đa số là các GV cắm bản trong thời kỳ trƣớc. Những đóng góp trong việc phổ cập giáo dục TH ở Mù Cang Chải có sự đóng góp đáng kể của họ. Sƣ phạm cấp 1 có 2 GV. Đây đều là các GV thuộc đồng bào dân tộc thiểu số ngƣời Hmông. Cho đến nay, cả hai GV này đều đã đăng ký các lớp học bổ túc tại trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Yên Bái nhƣng trình độ chuyên môn và năng lực theo kịp phƣơng pháp dạy học mới chậm và không hiệu quả bằng các GV mới. Do điều kiện kinh tế và hoàn cảnh khu vực, các GV này ít có điều kiện tiếp xúc với đồng nghiệp, ít có tài liệu tham khảo và ít đƣợc cử đi học. Ngoài việc dạy học trên lớp, đa số các GV ngƣời DTTS tại trƣờng TH Púng Luông (nhƣ các thầy Lù A Dình, Giàng A Sà…) còn là trụ cột kinh tế trong gia đình. Họ vẫn phải lao động và lo các công việc của gia đình và họ hàng nên thời gian dành cho việc nâng cao chuyên môn là chuyện không dễ dàng. Đối với họ, các đợt tập huấn, bồi dƣỡng từ trƣờng, huyện là cơ hội duy nhất để họ cọ xát và tiếp xúc với các phƣơng pháp giảng dạy mới. Tuy nhiên, có một thực tế, hầu hết các đợt tập huấn
cả về chuyên môn lẫn công việc khác thƣờng tiến hành đồng nhất với tất cả GV. Việc này khiến hiệu quả từ việc tiếp thu ở những thành viên tham gia các khóa, lớp tập huấn không nhƣ nhau, ở góc độ khác là không hiệu quả.
Bảng 4.2: Trình độ GV tại trƣờng TH Púng Luông Hệ đào tạo Số GV Tỉ lệ Sƣ phạm cấp 1 2 6,2% Sƣ phạm 7+2 4 12,5% 9+3, 10+2, 12+2 10 31,25% Cao đẳng TH 6 1,8% Trình độ khác 10 31,25%
Nguồn: Báo cáo trình độ chuyên môn GV tại trƣờng TH Púng Luông, năm học 2011 - 2012
Qua tìm hiểu tại trƣờng TH Púng Luông, trong tổng số 6 GV đạt chuẩn (Sƣ phạm TH) đƣợc đào tạo tại trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Yên Bái không khác với các chƣơng trình đào tạo khác của cả nƣớc. Các GV này công tác tại nhiều trƣờng TH tại các vùng DTTS trƣớc khi chuyển về Púng Luông giảng dạy. Trong chƣơng trình đƣợc đào tạo, họ đƣợc học Tiếng dân tộc (Hmông) nhƣng khi ra trƣờng không sử dụng đƣợc bao nhiêu. Không ít GV phải học lại từ đầu qua qua ngƣời dân địa phƣơng khi đi cắm bản. Điều này cho thấy những bất cập lớn trong việc đào tạo GV tại các trƣờng Cao đẳng và Đại học hiện nay khi chƣa có một chƣơng trình riêng cho GV vùng DTTS và coi trọng ngôn ngữ dạy học tại các địa phƣơng có đông đồng bào DTTS sinh sống.
Kết quả nghiên cứu tại địa bàn của chúng tôi cũng cho thấy, tuy số GV tại đây có một phần hạn chế nhất định về năng lực và trình độ nhƣng hầu hết trong số họ qua nhiều năm dạy học tại vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS là những GV có nhiều kinh nghiệm, lòng kiên trì và sự yêu mến trẻ em nơi đây mới có thể truyền thụ kiến thức cho các em đƣợc. Họ cũng là những GV không quản ngại đƣờng sá xa xôi đến với các gia đình, nói chuyện với phụ huynh HS để đƣa các
em tới trƣờng. Những GV mới ra trƣờng đƣợc điều động về công tác tại Púng Luông lại thiếu hẳn điều này. Trong thảo luận nhóm các thầy cô giáo nhiều năm dạy học tại Púng Luông, chúng tôi cho rằng: Không có sự kiên trì và không hiểu đƣợc tâm sinh lý HS vùng núi, vùng khó khăn thì không thể nào dạy học ở đây đƣợc.
Quá trình tiếp xúc với các GV trẻ mới ra trƣờng từ Cao đẳng sƣ phạm Yên Bái của chúng tôi cho thấy: Đội ngũ GV trong những năm học tiếp theo là ngƣời Kinh chiếm số lƣợng ngày càng đông. Các em có trình độ văn hóa phổ thông tốt hơn các thế hệ trƣớc và đƣợc đào tạo bài bản hơn. Tuy vậy, qua việc phỏng vấn sâu, các em ngoài chƣơng trình đào tạo chung, ít đƣợc học các chƣơng trình riêng cho việc dạy học tại các vùng DTTS. Điều này dẫn đến hệ quả khi mới về công tác tại một địa bàn nhƣ Púng Luông, không ít GV trẻ không có kiến thức về địa phƣơng, không am hiểu phong tục tập quán của đồng bào và cũng hạn chế sử dụng ngôn ngữ khi gặp trở ngại, bất đồng. Sự hạn chế về tiếng dân tộc là nguyên nhân chính khiến các GV trẻ gặp khó khăn khi nhận công tác tại địa bàn Púng Luông.
Phải qua thời gian và nhiều năm công tác, số GV trẻ này mới có điều kiện tiếp xúc với các em HS hằng ngày nên việc sử dụng tiếng dân tộc đã có những cải thiện nhất định. Quá trình này thực chất là tự học và tự lực của bản thân GV chứ trƣờng lớp đã qua đào tạo không giúp đƣợc gì nhiều trong thực tiễn công tác và công việc giảng dạy của họ.