Vấn đề SKG và thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 48)

CHƢƠNG 2 NHÀ TRƢỜNG

2.2.Vấn đề SKG và thiết bị dạy học

Về trang bị

SGK là phƣơng tiện quan trọng nhất để học tập đối với các em HS. Khác với HS các trung tâm phát triển, các thành phố, thị xã, thị tứ, HS vùng cao, vùng DTTS luôn trong tình trạng thiếu SGK để học tập. Theo thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải, năm nào trƣờng cũng đƣợc nguồn ngân sách hỗ trợ mua SGK và thiết bị dạy học cho toàn bộ các trƣờng học có trong địa bàn. Tuy nhiên, nguồn kinh phí có hạn trong khi nhu cầu lại lớn nên chƣa năm nào SGK và thiết bị dạy học đƣợc đáp ứng đủ. Về SGK, xem bảng thống kê dƣới đây:

Bảng 2.6: Tình hình sử dụng và nhu cầu SGK tại huyện Mù Cang Chải qua 3 năm học Đơn vị tính: quyển Năm học Tổng nhu cầu SGK Hiện có Còn thiếu 2009 – 2010 11.116 7.296 3.820 2010 - 2011 11.561 7.673 3.888 2011 – 2012 12.577 8.254 4.323

Nguồn: Báo cáo tình hình phân phối SGK tại phòng GD&ĐT Mù Cang Chải, tháng 12/2012

Do lƣợng HS năm học sau tăng hơn năm học trƣớc nên nhu cầu về SGK cũng vì thế tăng theo. Tuy nhiên, do số lƣợng có hạn nên Phòng GD&ĐT phân bổ đều nguồn sách về cho các trƣờng cũng theo dạng “Thiếu thì thiếu chung”. Tất cả các trƣờng TH trên địa bàn huyện đều rơi vào tình trạng thiếu SGK. Tính đến tháng 9/2011, tổng nhu cầu còn thiếu về SGK tới 4.323 bộ. Còn về SGV cũng rơi vào tình trạng tƣơng tự khi tổng nhu cầu không thể đáp ứng đƣợc từ thực tế sẵn có.

Tại trƣờng TH Púng Luông, qua khảo sát của chúng tôi, rất nhiều SGK của các năm trƣớc để lại đã rơi vào tình trạng cũ nát. Một phần do các em HS khi sử dụng không có ý thức giữ gìn sách, một phần khác do sách đã sử dụng qua nhiều năm học nên không tránh khỏi tình trạng rách ruột, bung bìa. Nhiều bộ SGK lớp 5 không còn cả chục trang sách vẫn đƣợc sử dụng vì nếu hủy sẽ không có có nguồn bổ sung. Có năm học, các GV phải hủy nhiều bộ SGK do không thể nào khắc phục để tái sử dụng lại đƣợc. Khi chúng tôi dự giờ một tiết học Toán lớp 4 tại điểm trƣờng Mí Háng Tâu. Trong giờ học Toán làm bài tập trên lớp, khi thầy cô giáo ra bài tập để HS thực hành, qua quan sát, chúng tôi nhận thấy một số em làm bài rất nhanh rồi đƣa SGK môn Toán lớp 4 cho các bạn khác làm cùng. Khi so sánh kết quả chữa bài tập, các thầy cô giáo rất ƣng ý khi cho rằng HS nhận thức nhanh và làm bài hiệu quả. Nhƣ vậy giờ học đạt chất lƣợng rất tốt. Chúng tôi để ý thấy SGK có các phần bài tập đã cho ra kết quả sẵn mà các khóa học trƣớc viết lại ngay bên lề của sách. Các em HS khi biết đó là kết quả chỉ việc chép lại mà không cần tính toán hay suy nghĩ gì. Kiểu học vẹt và “ăn sẵn” này không đƣợc GV để ý kỹ đã nhầm tƣởng thành giờ học đƣợc các em tiếp thu tốt. Những cuốn SGK nhƣ vậy thuộc dạng hủy vì ngoài việc chất lƣợng đã bị nhàu nát thì nội dung bên trong đã không còn có thể có tác dụng giúp các em nhận thức bài học. Tuy nhiên, chúng vẫn đƣợc sử dụng một cách rộng rãi vì theo nhƣ các GV tại đây, SGK nhƣ vậy vẫn thuộc dạng tốt.

Bảng 2.7: Tình hình sử dụng và nhu cầu SGK tại trƣờng TH Púng Luông Đơn vị tính: Quyển Năm học Tổng số SGK đầu năm Tổng số SGK cuối năm Nhu cầu cần 2009 – 2010 734 676 876 2010 – 2011 723 679 898 2011 - 2012 789 659 850

Nguồn: Báo cáo tình hình phân phối SGK tại trƣờng TH Púng Luông, tháng 12/2012

Nguồn SGK mỗi năm đƣợc cấp của các trƣờng TH Púng Luông rất ít vì tình trạng chung nên để khắc phục, hàng năm, các GV thƣờng tự bỏ tiền túi của mình để đóng góp vào quỹ chung mua một số đầu sách mới và đồ dùng học tập mới cho các em. HS TH tại Púng Luông hàng tháng có một khoản tiền hỗ trợ chi phí học tập. Số tiền này đƣợc các GV trích lại hàng tháng là 10.000 đồng/1HS để mua phấn, sách, bút và SGK cũ cho các em sử dụng. Đây là một biện pháp mang tính nhất thời bởi việc duy trì qua các năm nhƣng với kinh phí ít ỏi không thể khắc phục hết sự thiếu thốn trên diện rộng. Thực trạng này đối với giáo dục vùng núi, vùng DTTS vẫn còn là một thách thức lớn cần có giải pháp khắc phục hiệu quả và kịp thời.

Về nội dung và chương trình SGK

Sau gần 10 năm thực hiện chƣơng trình SGK mới, các nhà nghiên cứu giáo dục và các bậc phụ huynh HS cho rằng, chƣơng trình và SGK mới quá nặng về kiến thức, chƣa thực sự phù hợp với tâm lý và khả năng nhận thức của HS. Với thời lƣợng dạy và học nhƣ hiện nay chƣa hoàn toàn tạo ra sự đột biến trong chất lƣợng giáo dục theo chiều hƣớng đi lên và cải thiện chất lƣợng ở các vùng khó khăn, vùng DTTS. Theo nhiều nhận định, chƣơng trình và nội dung SGK mới đối với HS khu vực thành thị, vùng thấp đã có phần quá tải, vì vậy đối với HS vùng DTTS, điều này càng trở nên khó khăn hơn rất nhiều

Theo đánh giá của Vụ Giáo dục dân tộc – Bộ Giáo dục và Đào tạo, kiến thức trong SGK mới của từng môn học nhìn chung đã lựa chọn mang tính cơ bản, phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý HS. Đã có nhiều phần tăng nội dung thực hành, gắn với thực tiễn đời sống nhƣng rõ ràng, SGK cần thực sự trở thành tài liệu định hƣớng, hỗ trợ HS tự học và nhận thức tri thức mà nó mang lại.

Khảo sát tại trƣờng TH Púng Luông đối với các thầy cô giáo, phụ huynh HS về chƣơng trình và nội dung SGK mới phản ánh phần nào nhận thức và đánh giá của họ đối với Giáo dục tại vùng núi, vùng khó khăn.

Tổng số phiếu điều tra: 32

Bảng 2.8: Đánh giá của GV, phụ huynh HS về SGK và chƣơng trình mới

Mức độ Số phiếu Tỉ lệ

Khó với HS vùng DTTS 25 78,1%

Phù hợp 4 12,5%

Khác 3 9,4%

Không có thông tin 0 0

Nguồn: Nguyễn Ngọc Trìu, Điều tra bảng hỏi, tháng 12/2012

Thống kê từ kết quả đánh giá cho thấy, 25 phiếu trả lời, chiếm 78,1% số ý kiến cho rằng, chƣơng trình và nội dung SGK mới triển khai qua nhiều năm học là khó với HS vùng DTTS để các em nhận thức và tiếp thu. 4 ý kiến, chiếm 12,5% cho rằng nhƣ vậy là phù hợp.

Ở bậc TH, HS mới làm quen với các kỹ năng đầu tiên của hoạt động học tập và đƣợc cung cấp kiến thức đơn giản nhƣng là những kiến thức có tác dụng đặt nền móng trong quá trình nhận thức của các em. Chính từ bậc TH, các em đƣợc định hƣớng tƣ duy học tập cho các bậc học tiếp theo. Tuy nhiên, chƣơng trình và SGK mới khi đƣa vào áp dụng giảng dạy cho HS vùng DTTS, vùng núi, vùng khó khăn đã cho thấy không ít bất cập:

- Về thời lƣợng giảng dạy: Theo quy định của Bộ GD&ĐT, số lƣợng tiết học cho HS cấp TH một tuần là 22 – 23 tiết. Đối với GV dạy lớp ghép tại nhiều điểm trƣờng tại miền núi, số tiết dạy trong tuần thƣờng cao hơn do tính chất đặc thù. Thời lƣợng cho môn học Tiếng Việt, môn học cơ bản nhất của bậc TH là 350 tiết/năm. Đánh giá của nhiều GV cho rằng, chƣơng trình này có thể phù hợp với HS vùng đồng bằng nhƣng khó khăn với HS vùng DTTS. Điều này xuất phát từ vốn Tiếng Việt của các em HS tại địa bàn chúng tôi nghiên cứu là Hmông rất thấp. Bản thân các em ít đƣợc học, bố mẹ các em cũng không biết tiếng phổ thông dẫn đến việc các em gặp quá nhiều bỡ ngỡ ngay từ khi bƣớc vào lớp 1 đối với chƣơng trình học tập.

Đối với một số dạng bài tập nhƣ tranh luận, thuyết trình hay đơn giản là chính tả các em cũng loay hoay xoay sở mất nhiều thời gian mới hoàn thành đƣợc bài tập đƣợc giao bởi việc thiếu từ, khả năng diễn đạt kém và nhiều hạn chế khác khiến chất lƣợng bài học không cao.

Ở góc độ khác, nhiều ý kiến của GV cho rằng nên cắt bớt nhiều nội dung để giảm tải chƣơng trình giúp các em tiếp thù bài tốt hơn thì khoảng cách về giáo dục ở miền núi ngày càng tiến xa so với miên xuôi. Giải pháp mà nhiều trƣờng ở miền núi thực hiện là giãn tiết học theo quy định chƣơng trình của Bộ. Ví dụ: môn Tiếng Việt, môn Toán khối lớp 4, lớp 5 theo quy định khung chƣơng trình của Bộ là giảng trong 45 phút, nhƣng các thầy cô ở đây đã đẩy tới 60 phútvì chƣơng trình học quá nặng. Tuy nhiên, số buổi học của học sinh phải tăng lên để đảm bảo theo đúng số tuần, số bài giảng của Bộ. Nhƣ vậy số tiết của giáo viên sẽ bị đẩy lên, giáo viên đã phải dạy sang cả buổi chiều, ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ để có thể đuổi kịp với chƣơng trình quy định chung. Nhƣng về chế độ cho giáo viên về sự đặc thù này hiện nay chƣa đƣợc các cấp có thẩm quyền tính đến.

- Về khung chƣơng trình SGK. Trong một hội nghị Giáo dục dân tộc toàn quốc vào năm 2008, Bộ trƣởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận đƣa ra nhận xét: “Hiện nay, nội dung và kiến thức trong SGK còn cao và chƣa phù hợp với HS dân tộc,

dung lƣợng một số bài còn nhiều và nặng; cách diễn đạt ở một số nội dung chƣa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, với trình độ tiếng phổ thông của HS TH vùng dân tộc, chƣa tạo đƣợc sự hấp dẫn đối với các em”.

Trong khi đó, nhiều ý kiến của các nhà quản lý giáo dục cũng nhìn vào luận điểm này đƣa ra kết luận: chƣơng trình SGK biên soạn cho bậc TH nói riêng vẫn đƣợc sử dụng chung cho giáo dục TH toàn quốc. Khó khăn lớn nhất của HS vùng núi, vùng khó khăn chính là cách tiếp cận tri thức từ SGK bằng tiếng phổ thông. Rào cản ngôn ngữ và nhiều yếu tố khác đã khiến chất lƣợng giáo dục vùng dân tộc, vùng núi thấp hơn nhiều, thậm chí rất nhiều so với vùng đồng bằng.

Thiết bị giáo dục

Báo cáo tổng kết 3 năm học của huyện Mù Cang Chải cho thấy nhu cầu về trang thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học không chỉ dành cho GV mà các đồ dùng học tập cho các em HS vẫn còn thiếu rất nhiều. Thƣờng xuyên trong 3 năm học, tổng nhu cầu rất lớn nhƣng hiện có để đáp ứng cho công tác giảng dạy và học tập của thầy và trò chƣa đƣợc 50%. Năm học 2011-2012, nhu cầu thiếu tới 356 bộ thiết bị dạy học, chiếm tới 65% tổng nhu cầu cần có. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.9: Tình trạng sử dụng và nhu cầu thiết bị dạy học của huyện Mù Cang Chải qua 3 năm học

Năm học Tổng nhu cầu Hiện có Còn thiếu

2009 – 2010 516 257 259

2010 – 2011 528 206 322

2011- 2012 561 205 356

Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm học, Phòng GD&ĐT Mù Cang Chải

Khảo sát tại trƣờng TH Púng Luông, toàn trƣờng có 18 bộ thiết bị dạy học và 65 bộ đồ dùng học tập cho các em HS vào cuối năm học 2011-2012. Trong số 18 bộ thiết bị dạy học, phần lớn GV ít sử dụng và cũng đã hỏng hóc nhiều nhƣng

chƣa đƣợc bổ sung. Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, nhiều GV đƣa ra các lý do họ thƣờng dạy “chay” nhiều hơn bởi:

- Ngại sử dụng vì mất thêm thời gian chuẩn bị

- Liên quan đến việc bảo quản, nếu mất sẽ phải đền mua lại.

- Do đồ dùng bị hỏng nên khi sử dụng thƣờng không đem lại hiệu quả trong công tác giảng dạy.

Thiết bị dạy học không đồng đều, nhiều thiết bị tốt và còn có thể sử dụng đƣợc phần lớn tập trung tại các điểm trƣờng có đông HS hoặc trung tâm trƣờng. Riêng về tủ đựng đồ dùng học tập là các hòm tôn đƣợc trang bị cho các lớp học nhƣng lớp có lớp không. Các điểm trƣờng lẻ đƣợc phân bổ ít hơn so với các điểm trƣờng chính là nguyên nhân khiến hầu hết các GV dạy điểm lẻ đem đồ dùng giảng dạy đi rồi lại đem về vì không có chỗ cất đựng. Hiện nay, tổng nhu cầu của trƣờng TH Púng Luôn là 18 tủ đồ dùng học tập. Nhƣ vậy, có 18 lớp chƣa có tủ đồ dùng học tập hoặc tủ đã hỏng nhƣng chƣa đƣợc thay thế.

Khảo sát với GV Mỹ thuật của trƣờng TH Púng Luông. GV phải tự làm sơ đồ, lƣợc đồ và hình vẽ ở nhà. Thậm chí phải đi mua tận trung tâm huyện hoặc gửi nhờ xe khách mua tại TP.Yên Bái từ chính tiền túi của mình. Trong khi đó, các GV khác cũng phải tự tìm hình vẽ minh họa cho bài học rồi phóng to, in ra làm đồ dùng học tập trực quan cho HS.

“Nếu không minh họa cho các em bằng hình ảnh, sơ đồ, bản đồ thì các em không thể nào hình dung đƣợc bài học và kiến thức mình vừa dạy. Không chỉ HS ở miền núi mà HS ở đâu cũng vậy. Khu vực khó khăn thì phải tìm mọi cách khắc phục, chẳng lẽ cứ trông chờ vào nguồn ngân sách hoặc đồ dùng từ cấp trên. Mình lo đƣợc đến đâu thì công việc của mình tốt đến đấy”.

(Phỏng vấn cô B. GV trường TH Púng Luông về đồ dùng học tập, ngày 23/8/2011)

Một trong những thiết bị dạy và học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục đó là bảng viết. Bảng viết cùng nhiều thiết bị dạy

học đƣợc ngành Giáo dục của các tỉnh quan tâm đầu tƣ cùng với các hạng mục cơ sở khác. Theo chiến lƣợc của tỉnh Yên Bái bắt đầu thay thế dần các bảng chống lóa cho các bảng gỗ, bảng xi măng từ năm học 2005-2006. Việc sử dụng bảng chống lóa sẽ giúp các em HS tiếp thu kiến thức tốt hơn, quan sát rõ hơn dù ngồi ở bất kỳ vị trí nào trong lớp học. Tuy nhiên, theo thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải, trƣờng mới thay dần bảng chống lóa cho các trung tâm trƣờng TH, THCS chứ chƣa thay thế hết đƣợc các điểm trƣờng lẻ. Hiện, nhu cầu còn thiếu của huyện Mù Cang Chải cho các điểm trƣờng lẻ của giáo dục TH là 228 bảng10. Do các điểm trƣờng lẻ còn chƣa có bảng chống lóa nên các bảng gỗ và xi măng vẫn đang tiếp tục đƣợc sử dụng. Đây là một thiệt thòi lớn cho các em HS tại các vùng miền khó khăn khi thụ hƣởng các phƣơng tiện kỹ thuật tốt của ngành Giáo dục.

Các điểm trƣờng của trƣờng TH Púng Luông hầu hết đủ bảng viết cho việc dạy và học của HS và GV nhƣng lại phân bố không đều. Hầu hết các điểm trƣờng vẫn dùng bảng xi măng. 2 điểm trƣờng dùng bảng gỗ nhƣng do sử dụng thời gian dài chƣa đƣợc bổ sung thay thế nên bảng bị rộp, nhiều lần viết bị cong vênh chữ khiến HS nhìn khó. Duy có 4 bảng tại điểm trƣờng Trung tâm và 2 bảng tại điểm trƣờng Háng Cơ Bua là bảng loại Hàn Quốc chống lóa đƣợc đƣa vào sử dụng. Đây là thành quả của việc đầu tƣ cùng quá trình xây dựng trƣờng học của dự án Giáo dục TH cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (PEDC) đem lại.

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 48)