Chuẩn bị kiến thức và ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 67 - 68)

CHƢƠNG TRÌNH VÀ THỰC HÀNH GIÁO DỤC

3.1.2 Chuẩn bị kiến thức và ngôn ngữ

Hiện nay, tỉ lệ HS đƣợc học mẫu giáo ở xã Púng Luôn khá cao so với nhiều năm trƣớc, đây là điều kiện thuận lợi để trẻ học lớp 1 sẽ đạt chất lƣợng tốt hơn. Tuy nhiên, so với các thị xã, thị trấn, sự chuẩn bị năng lực học đƣờng của trẻ mẫu giáo chỉ dừng lại ở mức độ hạn chế. Đối với các giáo viên, huy động một trẻ dân tộc thiểu số đến trƣờng mẫu giáo đã là một thành công lớn và duy trì cho việc trẻ thích đi học là nhiệm vụ trọng tâm hơn là dạy cháu học, chuẩn bị tiếng Việt cho lớp 1. Nói cách khác, HS vùng dân tộc thiểu số không đƣợc chuẩn bị tâm thế và kỹ năng học tập trƣớc khi vào lớp 1. Hầu hết các em không nghe, hiểu đƣợc hết lời giảng của thầy cô giáo trên lớp. Hiện tƣợng “ngồi nhờ”, “gửi” trẻ các lớp 1 vẫn còn là bởi các em không có ngƣời trông nom khi bố mẹ đi làm nƣơng. Trẻ không đƣợc chuẩn bị kỹ càng về ngôn ngữ, kiến thức trƣớc khi vào lớp 1 ảnh hƣởng tới chất lƣợng giáo dục của lớp 1 và các năm học sau đó. Dẫn tới tình trạng trẻ không nắm đƣợc kiến thức, lƣu ban, buộc giáo viên phải tìm mọi cách tăng thời gian phụ đạo cho HS.

Vào giữa tháng 8 hàng năm, khi bắt đầu năm học mới, GV tại trƣờng TH Púng Luông tổ chức dạy tiếng Việt cho toàn bộ HS dân tộc thiểu số. GV rất mất thời gian để xây dựng cho các em những vốn từ cần thiết và đặc biệt là nề nếp học tập. Điều này ảnh hƣởng rất nhiều tới thời gian giảng dạy trên lớp, và đƣơng nhiên sẽ kéo theo chất lƣợng giáo dục.

Trong liên tiếp 3 năm học, trƣờng TH Púng Luông đều có hiện tƣợng ở lại lớp với HS lớp 1. Con số này theo nghiên cứu của chúng tôi còn chƣa toàn diện bởi nếu siết chặt đầu ra của HS lớp 1, con số đó chắc chắn phải lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, áp lực về chỉ tiêu và cả đôi khi là “bệnh thành tích” trong giáo dục nên rất nhiều trƣờng hợp đƣợc “vớt” lên lớp 2. Tình trạng các em HS lớp 1 lên lớp 2 nhƣng việc ê a, đọc và tính toán vẫn còn rất yếu. Biện pháp khắc phục của trƣờng TH Púng Luông đối với HS lƣu ban là bồi dƣỡng hè, sau đó tiếp tục cho thi. Nếu HS qua đƣợc kỳ thi sát hạch sẽ đƣợc lên lớp 2, nếu không sẽ buộc phải học lại.

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)