Những lý do GV gắn bó với giáo dục vùng DTTS

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 106 - 108)

. Nguồn:Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012, trƣờng TH Púng Luông Theo nhận xét của các GV chủ nhiệm các khối lớp 1 và 2, số HS Yếu

GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

4.2.3 Những lý do GV gắn bó với giáo dục vùng DTTS

Tổng số phiếu: 32 (lựa chọn duy nhất)

Bảng 4.3: Lý do lên công tác vùng cao của GV trƣờng TH Púng Luông

Lý do lên công tác tại vùng cao Số phiếu Tỉ lệ

Theo gia đình lên 4 12,5%

Theo sự phân công của cơ quan, GV tăng cƣờng

7 21,9%

Theo thỏa thuận giữa các đơn vị giáo dục

3 9,4%

Do không có biên chế ở miền xuôi 6 18,8%

Muốn thử sức 2 6,2%

Muốn có thời gian đi dạy học ở miền núi để sau này làm cán bộ quàn lý giáo dục

2 6,2%

Do yêu nghề, yêu trẻ 6 18,8%

Công việc đem lại thu nhập cao và ổn định do nhiều hỗ trợ

2 6,2%

Tổng 32 100%

Nguồn: Nguyễn Ngọc Trìu, Điều tra bảng hỏi tháng 12/2012

Quá trinh tìm hiểu, khảo sát của chúng tôi đối với GV tại trƣờng TH Púng Luông cho thấy có 8 lý do chính khiến họ đang làm công tác giảng dạy tại vùng cao, vùng DTTS nhiều năm qua.

Số lƣợng nhiều nhất với 7GV, chiếm 21,9% phải kể đến lý do: Theo sự phân công của cơ quan và là GV tăng cƣờng về dạy học tại Mù Cang Chải trƣớc

thời điểm những năm 1985. Đây là những GV ra trƣờng và đƣợc đào tạo từ những năm đất nƣớc còn chiến tranh biên giới và xã hội vẫn đang trong thời kỳ xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhiều GV đƣợc phân công công tác lên Mù Cang Chải theo quyết định của cơ quan trực tiếp là Ty Giáo dục, sau này là Sở GD&ĐT Yên Bái. Số GV này ban đầu chiếm số lƣợng tƣơng đối nhƣng về sau ít dần vì thuộc chế độ nghỉ hƣu khi đã quá tuổi.

Trong số các lý do mà chúng tôi thống kê, việc thừa chỉ tiêu GV TH ở các vùng thấp cũng là một thực tế đáng buồn đối với ngành Giáo dục không chỉ tại Yên Bái mà cả nƣớc nói chung. Không thể tìm cho mình một công việc phù hợp và đúng mục đích tại các thị trấn, thành phố, thị tứ, nhiều GV bắt buộc xin lên các vùng DTTS bởi còn chỉ tiêu và có thể vào viên chức, công chức khi có điều kiện. Cơ hội này đến với họ dễ dàng hơn ở các vùng thiếu GV nhƣng lại khó khăn về nhiều mặt nhƣ ở Mù Cang Chải.

Theo chia sẻ của cô Đặng Thị Hợp (SN 1963), GV lâu năm nhất tại Púng Luông cho hay, năm 1985, theo thỏa thuận giữa hai Phòng GD&ĐT Mù Cang Chải và Trạm Tấu, cô Hợp sang dạy tại Mù Cang Chải và chiều ngƣợc lại, có một số GV tại Mù Cang Chải về Trạm Tấu dạy học. Sáng kiến này là giữa các Phòng GD&ĐT để thay đổi môi trƣờng giảng dạy cho GV nhƣng lại gây mất ổn định cho đời sống gia đình của họ nên chƣơng trình chỉ thí điểm ở một số huyện và dừng lại vào năm 1988.

Ngoài ra, việc GV ra trƣờng chƣa xin đƣợc việc nhƣng do gia đình chuyển nơi sinh sống nên bắt buộc phải đi theo. Do đã từng đƣợc đào tạo về sƣ phạm nên cơ hội xin việc thuận lợi, nhiều GV đã tận dụng để gần gia đình và ổn định công tác. Lý do muốn thử sức với vùng đồng bào DTTS gặp ở cả GV có kinh nghiệm và GV trẻ, phần nhiều họ là nam giới, muốn thử sức với công việc mình theo đuổi ở vùng khó khăn để nâng cao chuyên môn và cũng mở rộng tầm hiểu biết. Chính vì vậy, không ít trong số họ tình nguyện viết đơn xin về giảng dạy tại huyện vùng cao Mù Cang Chải.

Trong số 32 GV đƣợc hỏi, có 6 GV đƣợc phân công và điều động về dạy học tại Mù Cang Chải trong thời gian nhất định nhƣng qua quá trình dạy học và sinh sống tại đây, họ có không ít kỉ niệm và gắn bó với HS, mảnh đất này nên khi hết thời hạn quy định, nhiều ngƣời đã quyết định ở lại tiếp tục với công việc. Đây thực sự là một điều đáng quý đối với các GV vùng cao bởi chỉ yêu mến và gắn bó với những vùng miền còn khó khăn của đất nƣớc mới giúp cho sự nghiệp giáo dục tại các địa bàn này đƣợc duy trì và ổn định.

Đáng lƣu ý, trong số các ý kiến đƣợc hỏi của chúng tôi, có 2 GV cho rằng, dạy học tại vùng cao có thể đem lại thu nhập tốt vì có chế độ lƣơng thu hút và hàng loạt các phụ cấp khác nên có thể đem lại thu nhập tốt hơn công việc khác.

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 106 - 108)