Mối quan hệ giữa GV và chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 118 - 121)

. Nguồn:Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012, trƣờng TH Púng Luông Theo nhận xét của các GV chủ nhiệm các khối lớp 1 và 2, số HS Yếu

GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

4.5.3 Mối quan hệ giữa GV và chính quyền địa phương

a. Hội khuyến học xã Púng Luông

Hội khuyến học xã Púng Luông đƣợc thành lập năm 2005 với 10 chi hội với nhiệm vụ quan tâm và động viên trẻ em đồng bào Hmông tới trƣờng. Một phần quỹ của Hội đƣợc trích từ ngân sách của xã do một Phó chủ tịch xã làm Hội trƣởng. Một phần khác đƣợc trích từ quỹ khuyến học và đóng góp của các GV trƣờng TH Púng Luông. Hàng năm, Quỹ khuyến học Púng Luông tổ chức thăm hỏi các thầy cô giáo nhân ngày 20/11 hoặc khai giảng, sơ kết năm học, tặng quà cho các HS DTTS có thành tích học tập tốt.

Một công việc quan trọng của Hội khuyến học xã Púng Luông đó chính là huy động trẻ tới trƣờng và trẻ bỏ học quay lại trƣờng lớp. Đứng đầu các chi hội khuyến học tại các bản thƣờng là trƣởng bản. Khi có một trẻ đến tuổi chƣa đi học hoặc một trẻ thuộc bản đó bỏ học, nhà trƣờng sẽ thông báo tới hội Khuyến học và chính quyền xã. Sau đó, trƣởng bản sẽ nhận đƣợc thông báo về việc nêu của trƣờng TH Púng Luông. Trực tiếp trƣởng bản sẽ tới tận nhà HS bỏ học hoặc chƣa ra lớp để thuyết phục và làm công tác tƣ tƣởng để đƣa trẻ tới/trở lại trƣờng lớp. Theo khảo sát của chúng tôi, mỗi trƣởng bản nhận mức tiền 20.000 đồng/năm học cho công việc này. Đa số các trƣởng bản đều hoàn thành tốt công việc của mình, nhiều ngƣời trong số họ cho rằng đó là việc nên làm để thấy trách nhiệm với cộng đồng và con em bản mình phụ trách.

b. Chính quyền địa phương xã Púng Luông

Xã Púng Luông là một xã nghèo thuộc diện 135 của Nhà nƣớc nên hầu hết kinh phí hàng năm phải trông chờ vào nguồn ngân sách từ huyện rót xuống. Đối với giáo dục tại địa phƣơng gồm 1 trƣờng THCS, 1 trƣờng TH, chính quyền xã tạo mọi điều kiện để cải thiện cơ sở vật chất và hỗ trợ các GV trong công tác giảng dạy.

Cụ thể, chính quyền xã Púng Luông tạo điều kiện huy động nhân công địa phƣơng san ủi đất để làm mặt bằng xây dựng các khu nhà bán trú cho HS trƣờng

TH Púng Luông và THCS Lê Văn Tám. Toàn bộ giƣờng các em HS đƣợc chính quyền xã huy động nhân công địa phƣơng và nguồn gỗ đóng toàn bộ cho nhà trƣờng. Việc đem nguyên vật liệu xây dựng các điểm trƣờng cũng do UBND xã đảm nhiệm vai trò chuyên chở và toàn bộ nhân công.

Bên cạnh đó, chính quyền xã có một bộ phận cán bộ tƣ pháp và cán bộ văn hóa – xã hội hỗ trợ các thầy cô giáo trong việc tiếp cận các gia đình và tới nhà các bậc phụ huynh HS để trò chuyện, thuyết phục các em khi có sự cố về bỏ học hay không đi học lại. Hàng năm, UBND xã đều trích lại một phần lƣơng của cán bộ xã vào quỹ khuyến học của xã để tạo kinh phí trang trải cho các công việc liên quan đến học tập của các cháu HS. Số tiền 20.000/năm học cho các trƣởng bản cũng do UBND xã Púng Luông chịu trách nhiệm chi trả.

Tiểu kết chƣơng 4

GV dạy học và công tác tại trƣờng TH Púng Luông gồm hai thành phần, một là các GV ngƣời địa phƣơng và các GV miền xuôi lên công tác với nhiều lý do khác nhau. Hầu hết trong số họ đều là những ngƣời tâm huyết, gắn bó và có động lực đối với giáo dục TH miền núi. Chính những GV chấp nhận khó khăn, gian khổ và những thiếu thốn ở các vùng DTTS nhƣ vậy đã đem lại ánh sáng tri thức và kiến thức cho các em HS vùng sâu, vùng sa, vùng khó khăn nhƣ xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải. Đội ngũ GV ngày càng đƣợc chuẩn hóa khi nhiều GV trẻ ra trƣờng về công tác tại các địa bàn khó khăn nhƣng giữa họ và các GV công tác lâu năm tại địa phƣơng có một khoảng cách nhất định về việc am hiểu tiếng dân tộc, phong tục tập quán và nhất là tâm lý của HS vùng DTTS. Điều này đƣợc lý giải dƣới góc độ chất lƣợng giáo dục tại các điểm trƣờng và đầu ra của lớp 1.

Cũng có một thực tế rằng, các chính sách hỗ trợ và chế độ luân chuyển GV ở vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, gây ra tâm lý không thoải mái và tinh thần trách nhiệm chƣa cao ở một bộ phận GV. Song song với đó, các chính sách hỗ trợ đời sống và điều kiện sinh hoạt chƣa đảm bảo

cho ngƣời làm công tác giảng dạy để họ có thể an tâm công tác tại vùng miền có đông đồng bào dân tộc thiểu số nhƣng khoảng cách về giáo dục vẫn còn rất lớn.

Trong nỗ lực của đội ngũ GV tại địa phƣơng trong nhiều năm qua nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục TH miền núi, không thể không nhắc đến vai trò của chính quyền địa phƣơng với tƣ cách là cầu nối giữa nhà trƣờng tới các bậc phụ huynh HS trong toàn địa bàn. Sự thay đổi về nhận thức của một bộ phận đồng bào DTTS trong việc đƣa trẻ tới trƣờng và hỗ trợ các em học tập sẽ là tiền đề để thay đổi chất lƣợng giáo dục TH ở miền núi phía Bắc trong tƣơng lại không xa.

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)