Nhà trọ và ký túc xá cho học sinh

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 55 - 58)

CHƢƠNG 2 NHÀ TRƢỜNG

2.3. Nhà trọ và ký túc xá cho học sinh

Đối với HS xa nhà, việc trọ học và ở lại trƣờng là một trong những giải pháp khả quan để việc học đƣợc duy trì và tăng khả năng các em không nghỉ học giữa chừng hay bỏ học hẳn. Sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng, nhà trƣờng và ngành giáo dục về không gian lƣu trú cho các em HS chính là chất kết dính các em với việc học tập.

Tại trƣờng TH Púng Luông, bắt đầu từ năm học 2010 – 2011 xuất hiện hình thức bán trú tại trƣờng. Tại điểm trƣờng trung tâm Mí Háng Tâu, Ban giám hiệu nhà trƣờng đã dành một dãy phòng học tầng 1 thành nơi ở cho các HS nam từ lớp 3 đến lớp 5. Riêng các HS nữ, nhà trƣờng tận dụng khu nhà ở cho GV trƣớc kia thành nơi ở cho các em. Tổng cộng, trƣờng TH Púng Luông có 98 HS bán trú nhƣng chỉ tại điểm trƣờng trung tâm, các điểm trƣờng khác không có hình thức này. Cũng từ năm học 2010 – 2011, toàn bộ HS khối lớp 4, lớp 5 phải về học tại điểm trƣờng trung tâm. Đánh giá của Ban giám hiệu nhà trƣờng cho rằng, đây là mô hình đã có từ lâu nhƣng nay nhà trƣờng mới có điều kiện thực hiện. HS sau giờ học trên lớp ở lại trƣờng sinh hoạt đã giảm hẳn tỉ lệ bỏ học và nâng cao đƣợc chất lƣợng học tập.

Đối với HS bán trú, bắt đầu từ năm học 2010 – 2011, mỗi tháng các em đƣợc hỗ trợ từ nguồn ngân sách của tỉnh và Nhà nƣớc là 420.000 đồng/tháng. Ngoài ra, các em còn đƣợc thêm khoảng 90.000 đồng/tháng tiền hỗ trợ học tập và các chi phí khác. Số tiền 420.000 đồng đƣợc chi trả vào việc phục vụ ăn uống, tiền xây dựng khu nhà ở và các vấn đề liên quan đến khu bán trú trong trƣờng. Số tiền còn lại, các em đƣợc các GV mua đồ dùng học tập, sách bút và may quần áo đồng phục, hỗ trợ HS nghèo, gia đình quá khó khăn…Số tiền này, theo khảo sát của chúng tôi tại địa điểm nghiên cứu là cần thiết và thiết thực khi các em do hoàn cảnh khó khăn mà phải lao động, kiếm sống nên các em có điều kiện tập trung học tập. Cũng qua việc trò chuyện với các HS bán trú, các em đều rất thích ở lại trƣờng. Có rất nhiều lý do để giải thích điều này nhƣng tựu chung:

- Đƣợc gần thầy cô, bạn bè

- Đƣợc ăn uống ngon và no hơn so với ở nhà - Không phải vất vả đi lại vì đƣờng sá xa xôi - Tiện cho việc học tập và sinh hoạt

Cuối tuần, HS đƣợc về nhà. Tuy nhiên, có không ít các em thƣờng trở lại trƣờng tƣơng đối muộn vì mải chơi. Đây là mô hình mới đƣợc triển khai tại

trƣờng TH Púng Luông nên Ban giám hiệu vẫn tỏ ra lúng túng trƣớc việc các em trở lại trƣờng muộn. Giải pháp ứng phó thƣờng là đến tận nhà các em thuyết phục gia đình hoặc nhắc các em quay lại trƣờng. Một thuận lợi đối với mô hình bán trú của trƣờng TH Púng Luông là 100% các em HS đều là cùng một tộc ngƣời nên không có sự bất đồng về ngôn ngữ và sinh hoạt. Việc tồn tại đối với mô hình bán trú này đó là việc hỗ trợ tiền hàng tháng cho các HS thƣờng tới muộn vài tháng nên việc thu chi nhiều khi các GV phải ứng cho các em. Qua khảo sát, buổi tối tại trung tâm trƣờng có hai GV đến quản các em học bài về nhà nhƣng chỉ đến 9h tối rồi trở về nhà hoặc khu trọ riêng. Từ 9h trở đi, các em phải về phòng ngủ nhƣng sinh hoạt hoàn toàn tự do. Việc quản lý và nhắc nhở các em chính vì thế chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và liên tục.

Khác với hình thức bán trú tại trƣờng, trọ học lại phổ biến đối với điểm trƣờng Ngã Ba Kim khi tại đây có rất đông HS các lớp 4, 5 trọ tại các nhà dân xung quanh để đi học. Đối với các HS lớp 4, 5, hàng tháng các em đƣợc hỗ trợ 90.000 đồng/HS. Số tiền này đủ trang trải cho việc ăn uống nhƣng hầu hết theo quan sát của chúng tôi các em đƣợc phép cầm một phần tiền nên chi tiêu vô tội vạ. Mỗi HS trọ học một tháng hết khoảng 30.000 đồng. Đây thƣờng rơi vào các HS ở xa hoặc ở các xã khác đến điểm trƣờng Ngã Ba Kim xin vào học. Các em đƣợc gia đình hỗ trợ gạo và củi nấu. Thƣờng một nhóm khoảng 5-6 em cùng ở chung một phòng trọ nhỏ. Mọi sinh hoạt đều diễn ra chung, mỗi em một chiếc nồi tự nấu cơm và mua thức ăn. Số HS trọ học của trƣờng TH Púng Luông năm học 2011 – 2012 là 34 em, hầu hết trong số này không thuộc diện quản lý của nhà trƣờng sau giờ tan học. Các em tự do sinh hoạt, không có chuyện học bài ở nhà và tính tự giác không cao bằng HS bán trú tại điểm trƣờng trung tâm.

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 55 - 58)