Dự án PEDC

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 58 - 59)

CHƢƠNG 2 NHÀ TRƢỜNG

2.4.1 Dự án PEDC

Dự án giáo dục TH cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, gọi tắt là PEDC là một dự án của Bộ GD&ĐT với nguồn kinh phí của Nhà nƣớc đầu tƣ cho cơ sở vật chất và trang thiết bị cho giáo dục TH miền núi bắt đầu từ năm 2003 đến hết năm 2009. Mục đích chính của dự án là cải thiện cơ hội tiếp cận với trƣờng TH và nâng cao chất lƣợng giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ bỏ học; cải thiện chất lƣợng cung cấp dịch vụ giáo dục TH, đặc biệt ở các huyện, các trƣờng khó khăn; tăng cƣờng khả năng tiếp cận giáo dục TH của gia đình và cộng đồng; giảm số trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không đƣợc đi học hoặc hiện đang bỏ học, trẻ em dân tộc thiểu số, khuyết tậm và trẻ em nghèo…

Với quan điểm nêu trên, từ khi đi vào hoạt động, dự án đã dành phần lớn kinh phí từ nguồn vay của Ngân hàng Thế giới, vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam, viện trợ không hoàn lại của các nƣớc Anh, Úc, Canada, Na Uy để cải thiện môi trƣờng vật chất của 9240 điểm trƣờng ở những nơi khó khăn với kinh phí khoảng 250 triệu đô la Mỹ. Trong nhiều năm thực hiện dự án PEDC, đã có khoảng 18.480 phòng học và 9.240 văn phòng đƣợc xây mới, 4.620 phòng học đƣợc nâng cấp, đƣợc trang bị bàn ghế tiêu chuẩn cho HS và GV, hòm đựng tài liệu, bảng đen…

Với chính sách giáo dục có quy mô rộng lớn này, các tỉnh miền núi phía bắc (trong tổng số 40 tỉnh) là đối tƣợng chính đƣợc thụ hƣởng khi dự án đƣợc triển khai. Khi thực tiện tại các tỉnh miền núi phía Bắc, mỗi tỉnh có một ban điều hành dự án nhằm giải quyết nguồn vốn và giám sát các chƣơng trình thực hiện tại các tỉnh để tránh thất thoát, tiêu cực, đảm bảo hoàn thành mục tiêu của dự án đã đề ra.

Thực hiện tại Yên Bái từ năm 2005 đến cuối năm 2009, dự án PEDC đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Có thể nói, chính dự án này đã đem lại “sức

sống mới” cho giáo dục TH vùng cao, nhất là vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều HS DTTS sinh sống và học tập.

Kết quả mong muốn của dự án thực hiện tại Yên Bái đó là: - Tỉ lệ nhập học tinh đạt 96%.

- Tỉ lệ hoàn thành bậc TH: 86% - Tỉ lệ HS lƣu ban dƣới 4 %

- Tất cả các điểm lẻ của các trƣờng đạt mức chất lƣợng tiêu chuẩn.

- 100% GV ở các điểm trƣờng nhận đƣợc hỗ trợ về SGV cho các khối lớp dạy

- 100% HS tại các điểm trƣờng đủ SGK hai môn học Tiếng Việt và Toán cho tất cả các khối lớp.

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)