CHƢƠNG 2 NHÀ TRƢỜNG
2.4.3 Đánh giá ưu và hạn chế của dự án PEDC
Qua kết quả khảo sát của chúng tôi trực tiếp tại trƣờng TH Púng Luông và thống kê kết quả đạt đƣợc nhiều mặt của dự án PEDC tại Mù Cang Chải, chúng tôi đƣa ra đánh giá về ƣu và hạn chế của dự án này đối với giáo dục TH tại vùng núi phía bắc.
+ Dự án PEDC đã làm thay đổi bộ mặt của các điểm trƣờng lẻ của các trƣờng TH trên địa bàn huyện. Hầu hết các điểm trƣờng đƣợc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất trƣờng lớp. Điều này đã cải thiện đáng kể đến điều kiện giảng dạy và học tập của GV và HS thuộc vùng sâu, vùng xa có nhiều HS ngƣời DTTS.
+ Dự án PEDC đã trích một phần nguồn vốn xây dựng các quỹ hỗ trợ trƣờng học, điểm trƣờng giúp các trƣờng có sự gắn kết với cộng đồng, hỗ trợ khắc phục phần nào những khó khăn đặc thù của HS vùng DTTS nhƣ áo rét, đồ dùng học tập…
+ Sáng kiến nhân viên hỗ trợ giáo dục đã huy động tỉ lệ trẻ đến trƣờng tăng lên đáng kể. Trƣớc khi có dự án PEDC, tỉ lệ đến trƣờng của trƣờng TH Púng Luông chỉ đạt 87,56%. Sau khi dự án triển khai, kết quả đến nay thƣờng xuyên duy trì đƣợc mức trên 96%, có năm 2011, tỉ lệ trẻ đến trƣờng gần đạt tuyệt đối 100%. Ngoài ra, sáng kiến này còn đẩy mạnh khả năng nói và viết tiếng Việt của các em HS DTTS khi mới bƣớc vào lớp 1 bằng các chƣơng trình hỗ trợ tiếng phổ thông của dự án.
+ Chất lƣợng giáo dục TH tuy vẫn còn những hạn chế nhƣng đã có những bƣớc tiến nhất định và hiệu quả rõ rệt.
- Về hạn chế của dự án PEDC:
+ Tỉ lệ HS lƣu ban dƣới 4% nhƣ mục tiêu của dự án chƣa đạt đƣợc. Nhiều điểm trƣờng con số này cao hơn 10%.
+ Số lƣợng nhân viên hỗ trợ giáo dục chƣa phủ khắp toàn bộ lớp 1 của huyện Mù Cang Chải nói chung và tại trƣờng TH Púng Luông nói riêng.
+ Còn nhiều điểm trƣờng của nhiều trƣờng TH trên địa bàn và các thôn lẻ không đầu tƣ xây dựng đƣợc cơ sở vật chất do thiếu mặt bằng và điều kiện vận chuyển vật liệu do địa hình chia cắt, hiểm trở.
+ Vẫn còn tồn tại thực trạng HS bỏ học. HS lớp 1, lớp 2 vẫn chƣa đọc thông viết thạo. Tỉ lệ HS nói ngọng, chƣa sõi tiếng phổ thông còn phổ biến. HS tốt nghiệp TH kỹ năng làm toán còn yếu, chƣa thành thạo tiếng Việt.
+ GV chƣa phát huy đƣợc hiệu quả của phƣơng pháp dạy học lấy HS làm trung tâm mà nặng về phƣơng pháp, nặng về thành tích. Nhiều điểm trƣờng có HS hòa nhập chƣa giúp các em cải thiện đƣợc khả năng học tập và nhận thức.
“Giá nhƣ có nhiều dự án nhƣ PEDC thì giáo dục miền núi chắc chắn sẽ có sự cải thiện rõ rệt”.
(Phỏng vấn nữ GV 35 tuổi, trường TH Púng Luông, ngày 13/8/2011)
Dự án PEDC giai đoạn 2 đã đƣợc triển khai từ đầu năm học 2009. Tuy chƣa có báo cáo cụ thể về kết quả đạt đƣợc trong giai đoạn này nhƣng chắc chắn PEDC sẽ còn có những tác động tích cực đối với giáo dục TH miền núi. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi không thể đề cập đƣợc hết toàn bộ mục tiêu và kế hoạch trong giai đoạn 2 của dự án mà sẽ dành cho một nghiên cứu chuyên biệt trong tƣơng lai gần.
Tiểu kết chƣơng 2
Giáo dục TH miền núi gặp khó khăn về chất lƣợng giáo dục có một nguyên nhân quan trọng bởi cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục vẫn còn quá nhiều thiếu thốn. Bên cạnh việc thiếu phòng học và trang thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học cho cả GV và HS, mà còn cả việc cung ứng SGK, SGV và trang thiết bị học tập cho HS cũng không đủ. Chính từ sự khó khăn, thiếu thốn này mà chất lƣợng giáo dục đã phần nào bị ảnh hƣởng.
HS vùng DTTS vẫn còn phải học những lớp học tạm bợ bằng tranh, tre, nứa…Cũng vì thiếu phòng học, GV phải dồn lớp dạy ghép vô cùng vất vả. Trong khi lớp học TH ngay sát lớp mẫu giáo khiến quá trình tiếp thu kiến thức của các em bị ảnh hƣởng lớn.
Trong một vài năm trở lại đây, nhiều dự án và kế hoạch cải thiện, nâng cao cơ sở vật chất đƣợc đề ra và thực hiện, trong đó có thể kể đến dự án PEDC, giáo dục TH dành cho HS có hoàn cảnh khó khăn đƣợc thực hiện tại huyện Mù
Cang Chải đã phần nào chỉ ra thực trạng tồn tại nhiều năm qua của giáo dục miền núi. Cũng chính dự án này đã phần nào khắc phục đƣợc những khó khăn mà giáo dục TH miền núi đang gặp phải. Nhiều GV cho rằng, cần nhiều hơn nữa những dự án nhƣ PEDC để giáo dục miền núi có thể có những bƣớc tiến mới trong thời gian không xa.
CHƢƠNG 3