Huy động trẻ ra lớp

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 64 - 67)

CHƢƠNG TRÌNH VÀ THỰC HÀNH GIÁO DỤC

3.1.1 Huy động trẻ ra lớp

Đối với các tỉnh đồng bằng hay tại các trung tâm, thị xã của miền núi, trẻ 2 tuổi trở lên bắt đầu đƣợc gửi đến các trƣờng mẫu giáo để theo học nhiều lớp căn cứ theo độ tuổi của các cháu (lớp dƣới 3 tuổi, lớp 4 tuổi…). Nhƣng, tại các vùng dân tộc thiểu số, việc huy động các cháu đến lớp 1 đúng độ tuổi gặp khá nhiều khó khăn.Tại Púng Luông, năm học mới thƣờng bắt đầu từ 15/8 hàng năm, sớm hơn so với các trƣờng TH miền xuôi khoảng 20 ngày. Trong thời gian này, bên cạnh việc củng cố lại kiến thức cho các HS từ lớp 2 đến lớp 5, dạy tiếng Việt và huy động trẻ đến trƣờng đƣợc coi là nhiệm vụ trọng tâm của năm học đó.

Tỉ lệ huy động trẻ ra lớp 1 của tỉnh Yên Bái đạt 98,6%, trong đó, huyện Mù Cang Chải đạt tỉ lệ 95,8%, nghĩa là trong số 100 trẻ đủ độ tuổi đến trƣờng vẫn có 4 em không đi học11.

“Bắt đầu năm học mới, các thầy cô cũng phải 100% quân số đến từng bản làng với danh sách

các cháu đủ tuổi ra lớp 1 của cán bộ tƣ pháp xã cung cấp. Tuy nhiên, việc huy động trẻ đủ tuổi đến trƣờng không phải đơn giản dù năm nào chúng tôi cũng bị áp chỉ tiêu rất cao. Không đạt đƣợc chỉ tiêu giao là chuyện thƣờng gặp rồi”.

( Phỏng vấn cô giáo Dung, trường TH Púng Luông, ngày 22/8/2011)

Thời gian gần đây, trƣờng TH Púng Luông chỉ có duy nhất một năm 2010 – 2011 hoàn thành việc huy động 100% trẻ 6 tuổi ra lớp 1, hai năm học còn lại đều không hoàn thành chỉ tiêu đƣợc giao (Bảng 1). Trong tổng số 100 HS đủ tuổi ra lớp 1, có không ít các cháu thậm chí đã 7, 8 tuổi mới đi học. Lại có trƣờng hợp đến trƣờng rồi các thầy cô mới phát hiện ra việc cháu thiếu tuổi, tức là “ngồi nhờ” lớp vì theo anh chị đi học.

Bảng 3.1: Số lƣợng trẻ vào lớp 1 của trƣờng TH Púng Luông Số lƣợng trẻ Năm học Số trẻ vào lớp 1 (HS) Số trẻ đủ tuổi đến trƣờng (HS) Tỉ lệ huy động trẻ đến trƣờng (%) 2009 - 2010 102 104 98,07% 2010 – 2011 99 99 100% 2011 - 2012 100 105 95,2%

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm học 2009 - 2012 của trƣờng TH Púng Luông Những yếu tố trƣớc tiên tác động tới huy động trẻ ra lớp đúng tuổi là điều kiện kinh tế hộ gia đình và điều kiện giao thông,. Qua so sánh giữa các điểm trƣờng và giữa các trƣờng TH trong huyện Mù Cang Chải chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch. Trong các điểm trƣờng của trƣờng TH Púng Luông, điểm trƣờng Ngã Ba Kim và Mí Háng Tâu (trung tâm) hầu nhƣ huy động đƣợc 100% trẻ đủ 6 tuổi ra lớp 1. Năm điểm trƣờng còn lại không năm học nào đạt chỉ tiêu đƣợc giao về huy động trẻ đủ 6 tuổi ra lớp.

Tỉ lệ huy động trẻ ra lớp 1 ở thị trấn Mù Cang Chải cao gấp 2 lần so với xã Chế Tạo. Xã Nậm Có là xã rộng nhất và có dân số đông nhƣng tỉ lệ huy động trẻ đủ tuổi ra lớp 1 chỉ là 63%, thấp hơn nhiều so với Púng Luông và các trƣờng TH lân cận nhƣ La Pán Tẩn, Dế Xu Phình…Sự chênh lệch ở đây ngoài lý do về điều kiện kinh tế còn là việc càng các xã cách xa đƣờng quốc lộ, điều kiện giao thông đi lại khó khăn thì tỉ lệ trẻ nhập học đúng độ tuổi càng thấp. Nhiều bản do quá xa điểm trƣờng đã không thể có đƣợc những thông tin cần thiết để đƣa con em tới trƣờng. Ngƣợc lại, nhà trƣờng và chính quyền địa phƣơng khó có thể tiếp cận tới gia đình để động viên gia đình đƣa trẻ tới trƣờng.

147235 235 312 34 64 50 48 187 95 97 261 0 50 100 150 200 250 300 350 MN Púng Luông MN thị trấn MCC MN Chế Tạo MN Nậm Có Trẻ huy động đến trường Trẻ 5 tuổi Trẻ ra lớp 1

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2009 – 2010 cấp tiểu học, Phòng GD&ĐT Mù Cang Chải Điều kiện giao thông ảnh hƣởng tới khâu tuyên truyền, vận động khai sinh, quản lý trẻ trong độ tuổi vào lớp một. Ngã Ba Kim và Mí Háng Tâu gần trụ sở UBND xã nên việc tuyên truyền các chính sách khai sinh, kê khai nhân khẩu cũng tiện lợi hơn rất nhiều so với các bản khác nằm cách xa trung tâm xã. Tại điểm trƣờng Ngã Ba Kim, trƣờng mẫu giáo nằm trong khu dân cƣ, có hệ thống trƣờng lớp đầy đủ hơn các điểm trƣờng khác nên việc tách lớp, phân nhóm các cháu theo độ tuổi đƣợc thực hiện đầy đủ. Hằng năm, cứ theo việc tách lớp, các cháu đủ tuổi ra lớp 1 đều đƣợc các thầy cô giáo kiểm tra cẩn thận và đảm bảo đúng độ tuổi. Ngƣợc lại, tại điểm trƣờng Mí Háng Tủa Chử, các cháu từ 2 tuổi đến 5 tuổi tập trung trong một phòng học, sinh hoạt chung và thƣờng chỉ có 1 GV đứng lớp. Ngay bản thân GV cũng không nắm đƣợc chính xác độ tuổi của các cháu có trong lớp nên việc tìm hiểu trẻ 6 tuổi để năm sau ra lớp lại phải quay ngƣợc lại UBND xã hoặc nhờ trƣởng bản hỏi lại bậc phụ huynh. Kế hoạch và việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 tại các điểm trƣờng xa trung tâm xã vì thế thƣờng gặp không ít khó khăn. Trong năm học 2009 – 2010, tỉ lệ huy động trẻ đủ 6 tuổi ra lớp của điểm trƣờng Nả Háng AB chỉ là 89% trong khi năm học sau đó, con số này vẫn ở mức nhƣ vậy. Tức là vẫn có nhiều trƣờng lớp đủ 6 tuổi nhƣng không đến trƣờng.

Bên cạnh yếu tố kinh tế và giao thông, tình trạng chậm đăng ký khai sinh cho trẻ cũng tác động tới độ tuổi trẻ đƣợc huy động ra lớp 1. Tại địa bàn nghiên cứu, hai trƣờng hợp quá tuổi đến trƣờng là em Lý A Páo (7 tuổi) và Sồng A Chƣ (8 tuổi) ở bản Mí Háng Tủa Chử đến trƣờng muộn do cha mẹ làm giấy khai sinh. Khi làm giấy khai sinh lại khai không đúng năm sinh các em, cán bộ tƣ pháp xã Púng Luông chỉ căn cứ theo độ tuổi khai sinh để hƣớng dẫn các thầy cô giáo cùng trƣởng bản huy động các em đến trƣờng. Trong năm 2012, theo tổng điều tra dân số của xã mà chúng tôi có dịp đƣợc tham dự và hỗ trợ cán bộ điều tra, bản Háng Cơ Bua có 114 trẻ học TH. Trong số này có 23 em đủ 6 tuổi nhƣng chỉ có 14 em đi học. 9 em không đến trƣờng bởi lý do chƣa đủ tuổi trên giấy tờ khai sinh nhƣng qua hỏi bố mẹ các em đều quả quyết 9 em này sinh năm 2007. Đây là rào cản không nhỏ đối với việc huy động trẻ đủ tuổi ra lớp 1 đối với trƣờng TH Púng Luông nhiều năm qua.

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 64 - 67)