ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 25 - 27)

1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Púng Luông

Hình 1: Vị trí xã Púng Luông

Bản đồ xã Púng Luông (phần đƣợc bôi sẫm).

Nguồn: www.yenbai.gov.vn/vi/map/Pages/bando.aspx truy cập ngày 22/9/2013

Vị trí địa lý:

Xã Púng Luông có diện tích 53,5743km2 với dân số khoảng 3.200 ngƣời. Mật độ dân số tính đến tổng điều tra dân số năm 2009 là 64 ngƣời/km28. Púng Luông nằm ở phía Tây Nam của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, cách trung

tâm huyện Mù Cang Chải khoảng 25km (35 phút đi xe máy). Phía Nam giáp xã Nậm Khắt, phía Đông giáp xã Cao Phạ, phía Bắc giáp xã La Pán Tẩn, phía Tây Bắc giáp xã Dế Xu Phình, phía Tây giáp xã Chế Tạo.

Địa hình:

Huyện Mù Cang Chải có địa hình chủ yếu là núi chia cắt mạnh. Toàn bộ xã Púng Luông cũng bị chia cắt bởi các dãy núi, nằm lọt thỏm giữa các khe hoặc lƣng chừng đồi là các bản làng của đồng bào Hmông. UBND xã Púng Luông nằm gần điểm trƣờng trung tâm của trƣờng TH Púng Luông với bốn bế xung quanh là núi. Từ đây, quan sát ra xung quanh hoặc muốn nhìn thấy các bản khác trong xã không có cách nào khác phải đi đƣờng vòng qua núi, thậm chí trong quá trình nghiên cứu, không ít lần chúng tôi phải leo núi cùng với GV bản địa để vào sâu trong bản Nả Háng A, Nả Háng B. Chính điều kiện tự nhiên nhƣ vậy khiến các bản nằm cách xa nhau, không phân bố tập trung. Điều này ảnh hƣởng đến việc các em HS TH lớp 4, lớp 5 phải di chuyển khá xa mới về đến điểm trƣờng trung tâm. Các lớp 1, 2, 3 học tại các điểm trƣờng gần bản nhƣng điểm gần với trung tâm trƣờng nhất cũng là 3,5km.

Bản thuận lợi nhất và cũng nằm trên trục đƣờng giao thông quốc lộ từ Hà Nội đi Lai Châu là bản Ngã Ba Kim. Đƣờng đƣợc rải nhựa nên điều kiện đi lại tƣơng đối thuận lợi. Vào mùa mƣa, hiện tƣợng đá lở hoặc cầu bị hƣ hỏng khiến điều kiện giao thông lại vô cùng khó khăn vì phải đợi các đội cầu đƣờng thi công lại.

Các bản Mí Háng Tâu và Nả Háng Tâu tuy nằm xa trung tâm xã nhƣng có đƣờng liên thôn đã đƣợc bê tông hóa nối với trục đƣờng quốc lộ nên tƣơng đối thuận lợi trong di chuyển. Bản xa nhất tính từ trung tâm xã Púng Luông là Mí Háng Tủa Chử, nằm trên đỉnh núi, phải mất hơn 1 giờ đi bằng xe máy hoặc nhiều giờ đi bộ mới tới nơi. Bản Mí Háng Tủa Chử và Háng Cơ Bua chƣa có đƣờng giao thông đƣợc kiên cố hóa bằng, chỉ có đƣờng mòn ngƣời dân tự khai phá nên rất quanh co, khúc khuỷu, đặc biệt khó đi vào mùa mƣa. Trong điều kiện

mƣa to, chỉ có duy nhất cách đi bộ vào các bản này, không thể đi lại đƣợc bằng xe máy bởi đƣờng đất đỏ lầy lội và trơn trƣợt. Con đƣờng duy nhất vào bản nhiều năm qua đã đƣợc lên kế hoạch đổ bê tông nhƣng vẫn chỉ là trên dự án vì chƣa có nguồn vốn đầu tƣ. Điểm trƣờng Mí Háng Tủa Chử là điểm trƣờng khó khăn nhất của trƣờng TH Púng Luông trong đợt chúng tôi nghiên cứu và khảo sát tại đây.

Điều kiện khí hậu

Khí hậu Yên Bái chia thành 2 tiểu vùng phía đông và phía tây9, với ranh giới phân chia là dãy Hoàng Liên Sơn. Mù Cang Chải thuộc tiểu vùng khí hậu phía Tây có độ cao địa hình trên 700 m. Cùng với các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ, tiểu vùng này ít chịu tác động của gió mùa Đông Bắc nhƣng lại có gió Tây Nam nóng và khô. Vì thế, đặc điểm khí hậu vùng này là nắng nhiều, mƣa tƣơng đối ít và khí hậu có tính chất cận nhiệt.

Xã Púng Luông ngoài yếu tố thuộc tiểu vùng khí hậu phía Tây, vùng còn chịu ảnh hƣởng bởi gió mùa Tây Nam, lƣợng mƣa trong năm tƣơng đối ít, chỉ từ 800 đến 1300mm/ năm. Trong năm có hai mùa rõ rệt là khô hanh và mùa mƣa.

Mùa đông tƣơng ứng với mùa khô hanh, kéo dài từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau. Đây là nơi chịu nhiều ảnh hƣởng của các đợt rét đậm, rét hại dài ngày, tác động tới sức khỏe và sản xuất của ngƣời dân cũng nhƣ gây khó khăn cho HS tới điểm trƣờng trung tâm hoặc điểm cắm bản.

Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10 tƣơng ứng với mùa mƣa. Thời kỳ này, Mù Cang Chải có mƣa nhiều, thƣờng kèm lũ quét gây sạt lở, cuốn trôi nhà cửa, hoa màu, thậm chí gây tai nạn thƣơng tích… ảnh hƣởng tới sản xuất và ngƣời dân. Điển hình là năm 2012 gây sạt lở tại xã La Pán Tẩn làm 18 ngƣời lao động chết, trong đó có hai ngƣời dân xã Púng Luông.

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)