Chất lƣợng các lớp ghép

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 92)

. Nguồn:Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012, trƣờng TH Púng Luông Theo nhận xét của các GV chủ nhiệm các khối lớp 1 và 2, số HS Yếu

9 Lạng Sơn 82 545 45 371 1.457 10 Tuyên Quang 18 1.156 3.263 18 4

3.9 Chất lƣợng các lớp ghép

Lớp ghép ở giáo dục TH vùng cao là lớp gồm hai khối HS. Thông thƣờng, căn cứ vào số lƣợng HS tại điểm trƣờng và cơ sở vật chất mà Ban giám hiệu nhà trƣờng sẽ tổ chức lớp ghép. Việc tổ chức lớp ghép ngoài việc thiếu phòng học còn xuất phát từ việc thiếu GV đứng lớp.

Bảng 3.16: Tình trạng lớp ghép tại trƣờng TH Púng Luông và huyện Mù Cang Chải Đơn vị tính: Lớp Điểm so sánh 2009 – 2010 2010 – 2011 2011 - 2012

Huyện Mù Cang Chải 76 65 48

Trƣờng TH Púng Luông 6 5 3

Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm học, trƣờng TH Púng Luông và Phòng GD&ĐT Mù Cang Chải

Toàn bộ huyện Mù Cang Chải có 76 lớp ghép năm học 2009 – 2010. Đến năm học 2011- 2012, con số này giảm xuống còn 48 lớp. Tƣơng tự, trƣờng TH Púng Luông số lớp ghép cũng giảm từ 6 lớp năm học 2009 – 2010 xuống còn 3 lớp vào năm học 2011-2012. Dự kiến trong 2 năm học tới, tổng số lớp ghép toàn bộ huyện Mù Cang Chải sẽ giảm xuống còn 42 lớp, trong khi trƣờng TH Púng Luông sẽ giảm xuống còn 2 lớp.

Trong quá trình nghiên cứu của mình, chúng tôi đã có dịp dự giờ lớp ghép 2+3 của cô giáo Chung tại điểm trƣờng Nả Háng Tâu. Đây là năm thứ 3 liên tiếp cô giáo Chung dạy lớp ghép nên việc khó khăn ban đầu đã không còn nhƣng việc soạn bài một hôm 10 tiết đã gấp đôi giờ lên lớp của GV đứng lớp thƣờng. Trung bình một tuần, số tiết phải dạy của cô Chung là 28 tiết, cao hơn 8 tiết của GV dạy lớp thƣờng.

Đặc thù lớp ghép có hai khối lớp nên có hai bảng học, hai giáo trình và hai phƣơng pháp dạy khác nhau. Theo quan sát của chúng tôi, lớp ghép của cô Chung chia làm hai dãy bàn HS. Một dãy bàn HS lớp 2 và một dãy bàn HS lớp 3. Mỗi khối lớp quay về phía bảng của lớp mình nhƣng chỉ có duy nhất 1 GV. Sau khi dạy Toán cho lớp 2, cô Chung cho các em HS làm bài tập và quay sang dạy tập đọc của lớp 3. Hai hoạt động dạy học tại lớp ghép thƣờng đƣợc bố trí lệch nhau để các em HS tập trung vào môn học của mình. Tuy duy trì đƣợc HS học môn học của các em nhƣng hạn chế lớn nhất là không giữ đƣợc nề nếp kỷ

luật trong lớp học. Thiếu sự bảo ban của GV, ngay lập tức HS lớp 2 nhiều em chểnh mảng làm bài tập và quay ra nói chuyện riêng. Trong khi đang dạy lớp 3, cô Chung lại phải quay sang nhắc nhở lớp 2. Theo chia sẻ của GV này, ngoài giờ học Thể dục các em lớp ghép học chung, các môn học còn lại đều phải dạy hai bảng. Các GV dạy Mỹ Thuật, Âm nhạc khi dạy lớp ghép cũng phải tuân theo nguyên tắc này.

Dạy lớp ghép khiến GV rất vất vả vì không có thời gian nghỉ ngơi. Hết tiết lớp này vội chuyển sang tiết của lớp kia khiến cƣờng độ và năng suất làm việc nhiều gấp đôi GV dạy lớp thƣờng. Cô giáo Chung cho rằng, nếu không phải GV đứng lớp lâu năm và nhiều kinh nghiệm hay ít nhất đã từng dạy lớp ghép mới có thể đảm nhiệm công việc này. GV mới ra trƣờng hoặc trình độ chuyên môn còn hạn chế ít khi đƣợc giao việc dạy lớp ghép. Kinh nghiệm dạy tại vùng cao nhiều năm của các GV ở trƣờng TH Púng Luông cũng cho rằng, nếu dạy lớp ghép giữa lớp 1 và lớp 5 là mất cân đối nhất vì hai trình độ quá chênh lệch nhau. Nhiều GV tại Púng Luông khi dạy lớp ghép thƣờng đƣợc giao chỉ tiêu nhƣ 100% lên lớp nên hầu hết họ phải phấn đấu rất vất vả mới hoàn thành chỉ tiêu. Trong khi chạy theo chỉ tiêu và số lƣợng đầu ra đƣợc giao, chất lƣợng giáo dục các lớp ghép thƣờng thấp và chuẩn đầu ra khi lên lớp với HS không bằng các lớp thƣờng. Khi đƣợc hỏi về tình trạng lớp ghép trong những năm học tới, Ban giám hiệu trƣờng TH Púng Luông khẳng định chắc chắn vẫn còn chứ chƣa thể chấm dứt bởi cơ sở vật chất của nhà trƣờng vẫn chƣa đảm bảo đủ số lƣợng phòng học và chỉ tiêu GV vẫn còn thiếu.

Tiểu kết chƣơng 3:

Trƣờng TH Púng luông là một trong tổng số 15 trƣờng TH của huyện Mù Cang Chải. Với một xã đặc thù vẫn còn nhiều khó khăn nhƣng đã bắt đầu chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế khi đời sống một bộ phận đồng bào Hmông đã đƣợc cải thiện rõ rệt. Trƣờng TH Púng Luông ngoài điểm trƣờng trung tâm còn có 6 điểm trƣờng lẻ với chất lƣợng giáo dục có sự chênh lệch lớn. Tại các điểm lẻ, HS có tỉ

lệ xếp học lực giỏi và khá ít hơn hẳn so với các điểm trƣờng chính hoặc đƣợc đầu tƣ cả về nguồn lực lẫn con ngƣời để duy trì thành tích về chất lƣợng giáo dục nhƣ điểm Ngã Ba Kim.

Hàng năm, tỉ lệ huy động trẻ vào lớp 1 của xã Púng Luông tƣơng đối cao, tới 98% nhƣng vẫn còn tồn tại tình trạng nhiều trẻ em gái không đƣợc đến trƣờng và tỉ lệ huy động đúng độ tuổi, hiện tƣợng ngồi nhờ lớp vẫn còn tồn tại. Bên cạnh đó, sự chuẩn bị kiến thức, đặc biệt về trình độ tiếng Việt cho các em ra lớp 1 chƣa đầy đù khiến chất lƣợng đầu ra của khối lớp này chƣa cao. Điều này cũng phản ánh tình trạng chung của giáo dục TH miền núi khi có rào cản nhất định về ngôn ngữ.

Trong quá trình nghiên cứu của mình, chúng tôi đƣa ra các bảng biểu thống kê chất lƣợng môn học Tiếng Việt và Toán tại trƣờng TH Púng Luông nhằm chỉ ra những hạn chế trong quá trình học tập của HS vùng DTTS. Những kỹ năng và nhận thức của các em phụ thuộc phần lớn vào khả năng nói tiếng phổ thông.

Hiện tƣợng bỏ học là một vấn đề nhức nhối và là bài toán khó đối với giáo dục TH miền núi khi tỉ lệ bỏ học vẫn còn cao. Bên cạnh những lý do khách quan còn có cả những lý do chủ quan bởi các yếu tố về tự nhiên, rồi phong tục tập quán của đồng bào mà cho đến nay vẫn chƣa có giải pháp khắc phục tình trạng này một cách triệt để. Song song với đó, tình trạng lớp ghép, vốn là một đặc thù của giáo dục TH miền núi vẫn tồn tại dai dẳng qua nhiều năm học, ảnh hƣởng lớn tới chất lƣợng học tập và thời gian, công sức của HS lẫn GV.

CHƢƠNG 4

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 92)