Thu nhập của đội ngũ G

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 101 - 104)

. Nguồn:Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012, trƣờng TH Púng Luông Theo nhận xét của các GV chủ nhiệm các khối lớp 1 và 2, số HS Yếu

GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

4.2.1 Thu nhập của đội ngũ G

Theo chia sẻ của một số GV nhiều năm công tác tác tại trƣờng TH Púng Luông, thời điểm năm 1985 là năm “khủng hoảng” đối với đội ngũ GV giảng dạy tại vùng cao nói chung và tại Púng Luông nói riêng. Trong tổng số 17 cán bộ, GV của trƣờng khi đó chỉ còn lại 12 ngƣời do có 5 ngƣời bỏ nghề chuyển sang nghề khác vì không đủ sống.

Trung bình, một GV dạy học tại trƣờng TH Púng Luông có thu nhập hàng tháng hiện nay nhƣ sau:

Lƣơng cơ bản bình quân: 3,8 triệu ngƣời/tháng

Lƣơng thu hút (có thời hạn 5 năm): 75% lƣơng cơ bản, trung bình khoảng 2,8 triệu ngƣời/tháng. Sau 5 năm hết hƣởng lƣơng thu hút sẽ đƣợc hƣởng lƣơng khu vực công tác: 70% lƣơng cơ bản.

Tiền đứng lớp hàng tháng đƣợc tính bằng 30% lƣơng cơ bản, tùy theo công việc kiêm nhiệm là dạy học hay dạy các môn phụ.

Ngoài ra, GV có 5 năm dạy học bắt đầu đƣợc hƣởng tiền thâm niên. Ví dụ GV dạy học đƣợc 11 năm, tiền thâm niên đƣợc tính 11% của lƣơng cơ bản. Đối với GV quản lý còn đƣợc hƣởng 45% hoặc 55% lƣơng cơ bản (tùy vào chức vụ). Ngoài ra, GV còn có tiền trợ cấp do dạy vƣợt tiết, GV đạt thành tích trong các hội thi… Tính trung bình một GV dạy học, tổng cộng một tháng đƣợc trả lƣơng khoảng 8 triệu đồng/tháng. Thu nhập nhƣ vậy là cao nếu so với mức thu nhập chung của GV trên toàn quốc là 5,6 triệu đồng/tháng14.

Nhƣ vậy, so với nhiều năm trƣớc, chế độ tiền lƣơng và phụ cấp của cán bộ, GV vùng DTTS đã đƣợc cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, GV tại các vùng này lại phải chi trả một khoản tiền không nhỏ cho việc đi lại dạy học. Tại trƣờng TH Púng Luông, mặc dù một tháng lƣơng tổng cộng của GV Lý Thành Công (GV dạy Mỹ thuật duy nhất của trƣờng) là hơn 8 triệu đồng nhƣng GV này phải đi lại liên tục tất cả các điểm trƣờng để dạy học. Chi phí đi lại chiếm ¼ tổng số thu nhập của GV này. Đó còn chƣa kể các đợt tập huấn hay bồi dƣỡng hè, các GV phải tự túc đi lại từ trung tâm bản ra trung tâm huyện đến vài chục km. Nhà trƣờng và phòng GD&ĐT không hề hỗ trợ khoản tiền này. Đó còn chƣa kể hầu hết GV dạy học tại Púng Luông là GV miền xuôi, mỗi năm về Tết hoặc nghỉ hè, mỗi lần đi lại rất tốn kém vì đƣờng xa.

“Thu nhập hiện nay đối với GV nhƣ chúng tôi đủ tiêu dùng và trang trải cho đời sống. Tuy nhiên, thi thoảng GV chúng tôi vẫn bỏ tiền túi mua đồ dùng cho các em để đảm bảo chỉ tiêu đƣợc giao về chất lƣợng cuối năm học”.

(Phỏng vấn nữ GV 41 tuổi, giảng dạy tại trường TH Púng Luông, ngày 16/12/2012)

Trong khi việc học 2 buổi/ngày chiếm phần lớn thời gian của các GV đứng lớp thì các GV phụ trách các điểm lẻ lại dành thời gian chăm lo, quan tâm

tới đời sống của các em nên rất ít thời gian có thể làm nghề phụ khác. Trong khi nhiều GV lâu năm tại đây cho rằng, mức thu nhập hiện nay của họ đủ trang trải cho gia đình nhƣng đối với GV mới ra trƣờng, họ không có điều kiện về thăm nhà vì tiền thu nhập hàng tháng chỉ đủ chi trả cho cuộc sống thƣờng ngày. Phải tiết kiệm, nhiều GV trẻ mới dành đƣợc một khoản tiền để cho việc lễ Tết về nhà thăm ngƣời thân.

Khi đƣợc hỏi về chế độ lƣơng và phụ cấp, nghiên cứu của chúng tôi thƣờng gặp những câu trả lời chung chung:

- Tàm tạm, gọi là đủ ăn đủ chi

- Thiếu thì cũng không hẳn nhƣng mà chi phí ở đây cao hơn. Sở dĩ có sự chênh lệch giữa thu nhập của GV vùng thấp, các thị trấn với GV vùng DTTS bởi chi phí cho các điều kiện sinh hoạt cao hơn hẳn khi các mặt hàng tiêu dùng, sản phẩm may mặc và nhiều thiết yếu khác đƣợc phân phối từ huyện Nghĩa Lộ hoặc huyện Than Uyên (Lai Châu) sang với mức giá cao hơn gấp 2 đến 3 lần.

Chế độ chi trả lƣơng cho GV tại Púng Luông hiện nay vẫn chủ yếu là nhận tiền trực tiếp. Hai GV phụ trách, trong đó có một ngƣời quản lý sẽ đảm nhiệm công việc rút tiền từ Kho bạc để đem về trung tâm trƣờng rồi gọi cho tất cả các GV đến lĩnh. Điều này tiện lợi cho đội ngũ GV có đƣợc tiền mặt để chi dùng nhƣng lại gây khó khăn nhất định cho ngƣời đi lấy tiền. Từ năm học 2011 - 2012, hình thức chi trả tiền lƣơng hàng tháng qua ATM của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhƣng chỉ áp dụng với một số ít GV. Đối với GV ngƣời DTTS, họ cho rằng cứ lĩnh tiền trực tiếp tiện lợi hơn nhiều phải vƣợt hàng chục cây số đến lĩnh tiền mà khả năng không lấy đƣợc khi máy trục trặc thì không đƣợc việc, vợ con không biết trông vào đâu.

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 101 - 104)