Những khó khăn đối với GV TH miền nú

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 108 - 112)

. Nguồn:Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012, trƣờng TH Púng Luông Theo nhận xét của các GV chủ nhiệm các khối lớp 1 và 2, số HS Yếu

GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

4.3. Những khó khăn đối với GV TH miền nú

Vấn đề dạy lớp 1

Vấn đề dạy lớp 1 luôn là vấn đề trọng tâm của năm học đối với cấp học TH. Ở các thị trấn, thị tứ hay giáo dục TH miền xuôi, GV khi có trình độ chuyên môn tốt thƣờng đƣợc bố trí dạy lớp 1 để tăng chất lƣợng giáo dục ngay từ đầu vào. Khác với HS tại miền xuôi, đặc thù của HS mới vào lớp 1 tại vùng DTTS lại khác hẳn do trình độ Tiếng Việt còn nhiều hạn chế dẫn đến việc phân phối và tổ chức dạy lớp 1 cũng có nhiều nét khác biệt. Dƣới đây là bảng so sánh việc sử dụng GV miền xuôi và GV ngƣời dân tộc dạy lớp 1 tại trƣờng TH Púng Luông:

Mục/GV GV ngƣời Kinh GV ngƣời dân tộc

Ƣu điểm - Hết lớp 1 HS đọc thông, viết thạo với tỉ lệ cao hơn

- Khả năng nói tiếng phổ thông HS tốt hơn

- Giao tiếp nhanh nhạy hơn, ít ngại ngƣời lạ

- HS tiếp thu nhanh hơn

- HS tính toán và tập viết tốt hơn. - Biết chú ý học tập hơn

- Quen với cách dạy của GV. Sau này dễ tiếp thu GV khác khi lên lớp.

Hạn chế - Vất vả, khó khăn do HS tiếp thu chậm.

- Một số GV không biết tiếng dân tộc nên dạy vất vả

- Khả năng tiếng phổ thông của HS hạn chế

- HS đọc chậm, ngắc ngứ nhiều - HS nói ngọng với tỉ lệ cao - Ngại giao tiếp với ngƣời lạ

Khi chúng tôi tìm hiểu 6 lớp 1 tại trƣờng TH Púng Luông, 3 trong số này là do GV ngƣời DTTS đứng lớp. 3 lớp 1 còn lại do các GV lâu năm đứng lớp nhƣng cả 3 lớp này lại là các điểm trƣờng gần trung tâm và có điều kiện vật chất tƣơng đối tốt. Các GV là ngƣời dân tộc đƣợc bố trí dạy đầu cấp đƣợc Ban giám hiệu trƣờng TH Púng Luông giải thích rằng: Do hạn chế về trình độ Tiếng Việt nên bắt buộc phải huy động GV ngƣời dân tộc biết sử dụng tiếng mẹ đẻ mới có thể dạy các lớp này. Đối với 3 GV ngƣời Kinh, đó cũng là những GV sử dụng đƣợc tiếng dân tộc nhất định mới cho đứng lớp. Những điểm hạn chế và ƣu điểm của việc phân công này, chúng tôi đã đề cập ở trên.

Giáo dục miền núi hiện nay gặp không ít khó khăn nhƣ chúng tôi đã nghiên cứu và phân tích, bên cạnh đó cũng không ít trở ngại đối với những ngƣời gieo chữ ở vùng cao. Chúng tôi đã tiến hành bảng hỏi với toàn thể GV tại trƣờng TH Púng Luông và thu đƣợc kết quả sau:

Bảng 4.4: Những khó khăn đối với GV TH miền núi

Những khó khăn Số phiếu Tỉ lệ

Áp dụng nhiều loại chƣơng trình 28 87,5%

Không đủ phòng học 32 100%

Không đủ thiết bị dạy học 32 100%

Thiếu GV 19 59,4%

GV chƣa nhiệt huyết, yêu nghề 14 43,75% Kế hoạch giảng dạy không phù hợp 17 53,1% Điều kiện sinh hoạt, hỗ trợ chƣa thỏa

đáng

26 81,3%

Vận động trẻ đến trƣờng và đi học lại 29 90,63%

Không biết tiếng dân tộc 32 100%

Nguồn: Nguyễn Ngọc Trìu, Điều tra bảng hỏi, tháng 12/2012

Trang thiết bị và cơ sở vật chất

Trong bảng thống kê kể trên, chiếm tỉ lệ cao nhất trong các khó khăn đối với GV TH tại vùng DTTS là Không đủ phòng học, không đủ thiết bị dạy học và không biết tiếng dân tộc. Trong chƣơng 2, chúng tôi đƣa ra tình trạng lớp ghép, lớp chung tồn tại là những nguyên nhân chính khiến GV gặp trở ngại trong việc truyền đạt kiến thức cho các em. Việc không đủ phòng học khiến nhà trƣờng phải ghép lớp đã dẫn đến tình trạng các GV dạy các lớp này vất vả hơn rất nhiều so với các GV khác. Có GV đã dạy lớp ghép nhiều năm nên khi đƣợc hỏi, 100% GV đều cho rằng khó khăn không có phòng học là yếu tố quyết định.

Ngôn ngữ và phong tục tập quán

Không có vốn tiếng dân tộc cũng là một khó khăn đối với đội ngũ GV dạy học tại miền núi. Trong một số phân tích ở trên mà chúng tôi đã đề cập, vấn đề này cần phải có chiến lƣợc đào tạo ngay từ khi các giáo sinh còn ngồi trên giảng đƣờng đại học. Bởi quá trình đào tạo tiếng dân tộc cho các giáo sinh ở giai đoạn này sẽ có tác động tích cực khi các thầy cô giáo trẻ mới ra trƣờng và lên công tác tại vùng DTTS.

Cũng theo thống kê trên, khi đƣợc hỏi có tới 29 ý kiến của các GV cho rằng việc huy động trẻ tới trƣờng và đi học lại sau khi bỏ học là khó khăn tƣơng đối lớn đối với họ. Do phong tục tập quán của đồng bào, do điều kiện kinh tế khó khăn và hàng loạt những nguyên nhân khiến trẻ bỏ học mà chúng tôi đã kể ra ở trên nhƣng nhiệm vụ của GV TH vùng cao trong mỗi năm học phải đảm bảo

sĩ số HS. Mỗi khi có trẻ bỏ học hoặc không đi học một thời gian, các GV phải lập tức tìm hiểu và bằng nhiều cách khác nhau thuyết phục gia đình, thuyết phục HS đi học lại.

Chiếm tỉ lệ thấp nhất trong số các lý do mà chúng tôi khảo sát về khó khăn đối với GV là không yêu nghề, không có tâm huyết với giáo dục vùng cao. Nhiều GV lâu năm khi trả lời câu hỏi này đã thẳng thắn cho rằng, có sự khác nhau về ý thức hệ giữa các thế hệ GV công tác tại vùng cao. Thế hệ GV trẻ thƣờng chú trọng về phƣơng pháp dạy học, cho rằng đổi mới là yếu tố căn bản để thay đổi chất lƣợng giáo dục nhƣng chính các GV lâu năm, nhiều kinh nghiệm lại thƣờng đạt đƣợc chỉ tiêu chất lƣợng giáo dục tốt hơn so với các GV trẻ. Cô giáo Đặng Thị Hợp, phụ trách điểm trƣờng Ngã Ba Kim, cũng là điểm trƣờng có chất lƣợng học tập của HS tốt nhất trƣờng TH Púng Luông cho rằng, nếu không yêu trẻ, am hiểu tâm lý của HS vùng DTTS thì không thể theo đuổi công việc này lâu dài đƣợc. Việc dạy học ở bất cứ đâu ngoài việc yêu trẻ thôi chƣa đủ, gắn bó với công việc còn là sự đam mê và thấy mình phải có trách nhiệm với từng con chữ, phép tính, nhất là với vùng khó khăn lại càng nhiều yếu tố đặc thù.

Mong muốn của đội ngũ GV

Bảng 4.5: Mong muốn của đội ngũ GV TH tại trƣờng TH Púng Luông

Mong muốn của GV Số phiểu Tỉ lệ

Tăng cƣờng tập huấn hè, chuyên môn 29 90,6%

Nâng cao, hỗ trợ GV vùng cao nhiều hơn 32 100% Cải thiện, đầu tƣ cơ sở vật chất trƣờng lớp 32 100% Thƣờng xuyên trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ giữa

GV các trƣờng trong huyện, trong tỉnh

27 84,4%

Nâng cao đời sống kinh tế đồng bào vùng DTTS 32 100% Luân chuyển công tác về nơi thuận lợi 25 78,1%

Nguồn: Nguyễn Ngọc Trìu, Điều tra bảng hỏi, tháng 12/2012

Trong các mong muốn kể trên, nhiều GV cho rằng việc nâng cao chuyên môn bằng các buổi tập huấn vào dịp hè cho các GV còn chƣa đạt chuẩn và chƣa đạt yêu cầu về năng lực cũng nhƣ trình độ dạy học là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo tại vùng cao. Ngoài ra, 100% ý kiến thống nhất cần cải tạo và đầu tƣ hơn nữa cơ sở vật chất, đáp ứng đủ nhu cầu về trƣờng lớp để HS có điều kiện học tập và theo học đƣợc đầy đủ. Trƣớc tình trạng bỏ học, đi học không đúng độ tuổi và nhiều yếu tố liên quan đến đồng bào dân tộc tại địa phƣơng, 100% các GV đƣợc hỏi đƣa ra việc chỉ có cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào, tăng cƣờng việc tuyên truyền, phổ biến làm thay đổi nhận thức của đồng bào nơi đây trong việc đƣa con tới trƣờng. Ngoài ra, chỉ khi nào đồng bào đủ ăn, không lo đói, không lo từng bữa qua ngày thì lúc ấy việc học của các em HS miền núi mới đƣợc đảm bảo và nâng cao đƣợc.

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)