Chất lượng học môn Tiếng Việt

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 68)

CHƢƠNG TRÌNH VÀ THỰC HÀNH GIÁO DỤC

3.2.1 Chất lượng học môn Tiếng Việt

Bảng 3.2: Chất lƣợng môn Tiếng Việt trƣờng TH Púng Luông qua 3 năm học

Lớp/Năm học

2009 – 2010 2010 – 2011 2011 – 2012

XL Giỏi XL Yếu XL Gii XL Yếu XL Giỏi XL Yếu

Lớp 1 8% 5% 3% 8% 6,5% 5,4%

Lớp 2 5,4% 2% 5,3% 5,3% 5,4% 4,3%

Lớp 3 5,6% 3,3% 6,8% 4,5% 4,3% 5,4%

Lớp 4 2,5% 0% 5,8% 1,1% 4,6% 3,4%

Lớp 5 7,3% 0% 5% 0% 5,8% 0%

Nguồn: Báo cáo chất lƣợng môn Tiếng Việt 3 năm học, Trƣờng TH Púng Luông

Số lƣợng HS thuộc dạng Yếu, kém môn Tiếng Việt chủ yếu rơi vào các HS đầu cấp, lớp 1,2 và 3, ít xuất hiện ở các lớp 4, 5. Có tình trạng này do chất lƣợng đầu vào của HS lớp 1 chƣa cao, các em chƣa đƣợc dạy tiếng phổ thông ở lớp mầm non nên khi vào học TH không theo kịp đƣợc chƣơng trình hoặc lời giảng của GV. Từ đó dẫn đến việc không hiểu, không nhận thức đƣợc bài học. Tuy nhiên, càng học lên lớp cao hơn, các em HS đã dần bù lấp đƣợc chỗ trống về khả năng nói Tiếng Việt. Tình trạng HS yếu kém vì thế mà cũng dần giảm đi, lên lớp 5 là gần nhƣ không có.

Trong thời gian điền dã, chúng tôi tham dự một giờ Tập đọc lớp 2 tại điểm trƣờng Nả Háng A do cô giáo Nhạn, một GV lâu năm của trƣờng đứng lớp. Trong suốt tiết học kéo dài 50 phút, có tổng cộng 7/23 HS giơ tay phát biểu, xây dựng bài. Các em khi biết có ngƣời lạ trong giờ học vốn đã e dè lại càng nhút nhát. HS trao đổi với nhau bằng tiếng dân tộc Hmông rồi sau đó trả lời GV bằng tiếng Việt. Nhiều câu trả lời của HS không có chủ ngữ, không có kết cấu ngữ pháp hoàn chỉnh. Ví dụ: HS trả lời “Cái ô” thay vì đánh vần: “ô, cái ô”. Trong câu trả lời của HS, hoàn toàn không có kính ngữ: “thƣa cô”, HS trả lời không đủ ý và tự ngồi xuống khi GV chƣa cho phép. Trong tiết học, mặc dù GV giảng bài và nói rất nhiều nhƣng HS vẫn không tiếp thu đƣợc hết kiến thức của bài học. Các em hoàn toàn không biết thảo luận nhóm, không biết khai thác các kiến thức và gợi ý từ GV. Giờ học Tiếng Việt vì thế trở nên không hiệu quả.

Sử dụng Tiếng Việt

Theo một nghiên cứu của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam năm 2003, sau một thời gian học tập và làm quen với môi trƣờng lớp học, việc sử dụng và hiểu đƣợc Tiếng Việt đối với các HS DTTS vẫn còn gặp nhiều trở ngại. Trong đó, nghe hiểu lời GV là 46,48%. Nói đƣợc một đoạn hội thoại với nội dung đơn giản: 69,72% và không nói và nghe đƣợc chiếm tỉ lệ 11,62%.

Tại xã Púng Luông, đánh giá mức độ và trình độ sử dụng Tiếng Việt ở HS DTTS, chúng tôi cho rằng, với mỗi kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của các HS đều có những hạn chế nhất định.

Nghe:

+ HS ở các lớp đầu cấp học bỡ ngỡ, khó nắm bắt những chủ đề đơn giản nhƣ: chủ đề bài học, câu hỏi của cô giáo.

+ HS ở các lớp đầu cấp học gặp khó khăn trong việc diễn đạt, trình bày lại bài dọc. Các em thƣờng trả lời sai câu hỏi của GV đƣa ra hoặc phải nhờ GV gợi ý nhiều lần về câu hỏi liên quan đến bài học.

+ HS không hiểu hết bài đọc, đặc biệt đối với những chủ đề không quen thuộc, khác với thực tế hoặc những gì mà trực giác của các em dễ cảm nhận đƣợc. Ví dụ: Tiếng Việt lớp 4 có bài đọc Nhà Rông ở Tây Nguyên và hầu hết HS lớp 4 trƣờng TH Púng Luông tại điểm trƣờng Mí Háng Tâu không hiểu đƣợc toàn bộ bài học có ý nghĩa nhƣ thế nào. Các em nhìn vào sách và đƣa ra nhận xét rằng, nhà này không nhƣ nhà mình ở. Hỏi những câu hỏi liên quan đến bài đọc, các em đều lắc đầu nói không hiểu, không biết.

Đọc:

+ Đọc, đánh vần sai: phổ biến ở các lớp đầu cấp, thậm chí một số HS lớp 4 tại điểm trƣờng trung tâm Púng Luông vẫn còn đọc chƣa thạo, đọc sai nhiều và vẫn ê a nhƣ đầu cấp học. Nhiều điểm trƣờng HS lớp 2 vẫn còn đánh vần.

+ Các em HS vùng DTTS ít có khả năng đọc thầm. Khi GV ra hiệu đọc thầm, các em đọc rất to. Các chủ đề xa lạ khiến trẻ khó tiếp thu nên thay vì đọc các em thƣờng quan sát hình vẽ trực quan.

+ Tình trạng không biết tìm ý của bài đọc, không biết chia đoạn văn phổ biến cả ở các lớp cuối cấp (lớp 4, 5). Tại điểm trƣờng Mí Háng Tâu, 4/23 em HS biết cách chia đoạn văn nhƣng chúng tôi khi tìm hiểu, quan sát kỹ lƣỡng đã nhận thấy SGK của các em đã có những kí hiệu bằng bút mực của khóa học trƣớc để lại chia sẵn nên các em cứ căn cứ theo đó mà phát biểu một cách hoàn toàn thụ động.

+ Cách phát âm của các em mắc lỗi khá nhiều. Do đặc điểm địa bàn nghiên cứu có đại đa số là đồng bào dân tộc Hmông nên cách phát âm của các em thƣờng nặng ở những âm có dấu nặng, dấu sắc. Ở những từ có thanh bằng, thang huyền, các em lại đọc rất nhanh, thậm chí chỉ đọc hai phần ba từ chứ không chú ý đến toàn bộ cấu trúc của tử đó. Ví dụ: từ tan trƣờng. Một số HS trong khảo sát của chúng tôi chỉ đọc đƣợc “Tan trờ”. Vần “ƣờng” đã không đọc đƣợc.

Nói:

+ Các HS vùng núi gặp khó khăn về vốn từ vựng. Các em không chọn đƣợc từ phù hợp để giao tiếp thông thƣờng. Việc các em không hiểu hết ý nghĩa và sắc thái tu từ khiến HS ít nói, ít thể hiện suy nghĩ của mình. Minh chứng điều này thể hiện ở việc các em ít giao tiếp với ngƣời lạ, nhất là khi ngƣời lạ nói tiếng phổ thông.

Viết:

+ Do vốn từ không nhiều, các em viết văn hay câu văn thƣờng ngắn, chủ yếu sử dụng các câu mẫu hoặc đơn giản.

+ Khi gặp chủ đề lạ hoặc không có trong SGK, các em thƣờng tỏ ra lúng túng trong việc chọn lựa từ ngữ hoặc câu văn để diễn đạt chủ đề.

+ Khi viết, các em thƣờng quên dấu câu, ít dùng dấu câu ở đầu cấp học và hiểu nghĩa từ không chính xác ở tất cả các lớp của bậc TH.

Theo đánh giá của các GV tại trƣờng TH Púng Luông, khả năng nghe nói của các em là khá hơn cả. Đọc là một khó khăn và trở ngại lớn. Các GV cho rằng, đọc ngoài việc liên kết các từ thành từ có nghĩa còn phải hiểu đƣợc chúng nhƣng khả năng này đối với HS vùng DTTS không hề dễ dàng. Ngoài ra, việc các em khó chuyển các từ thành tiếng và ảnh hƣởng bởi tiếng mẹ đẻ nên nhiều bài học, dù GV rất mất thời gian để hƣớng dẫn nhƣng kết quả đạt đƣợc không nhƣ ý. Đến khi kiểm tra, phần nhiều HS đạt điểm trung bình phần lớn là do các em nhớ câu nào ở đoạn nào chứ không hoàn toàn các em hiểu ý của đoạn văn.

Việc đánh giá chất lƣợng giáo dục TH qua môn Tiếng Việt cho thấy những khó khăn nhất định đối với giáo dục vùng cao ngay từ đầu cấp học khi các em HS đến trƣờng nhƣng không đủ khả năng để sử dụng Tiếng Việt thành thạo. Ngƣợc lại, quá trình hiểu và đi đến sử dụng tốt phải cuối cấp học mới khắc phục đƣợc. Điều này cho thấy việc dạy học môn Tiếng Việt ở bậc giáo dục TH tại vùng cao từ trƣớc đến nay vẫn dạy theo chƣơng trình của môn Tiếng Việt của cả nƣớc. Việc đào tạo GV cũng theo một chƣơng trình đã đƣợc thống nhất trên cả nƣớc, không có tính đặc thù riêng đối với vùng miền trong khi môi trƣờng dạy Tiếng Việt cho HS vùng DTTS, vùng núi khó khăn vẫn còn rất hạn chế. Điều này đã dẫn đến chất lƣợng giáo dục môn Tiếng Việt bị ảnh hƣởng và tồn tại tình trạng HS yếu kém vẫn còn tƣơng đối nhiều. Nếu tình trạng môn Tiếng Việt không đƣợc chú ý, coi trọng và nâng cao ở bậc TH, sẽ rất khó để các em HS hiểu và tiếp thu tri thức đối với các môn học khác.

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)