0
Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Kinh nghiệm hoạt động KTSTQ của Cục Hải quan Thanh Hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH (Trang 45 -45 )

Cục Hải quan Thanh Hóa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa XNK qua biên giới đường bộ, cửa khẩu cảng biển và địa bàn các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định. Lực lượng KTSTQ Cục Hải quan Thanh Hóa được thành lập từ tháng 7/2006 với quân số khi mới thành lập gồm 8 công chức, đến tháng 31/12/2013 quân số có 18 công chức.

Với đặc điểm là một tỉnh vừa có biên giới đường bộ vừa có cửa khẩu cảng biển, đồng thời quản lý địa bàn các tỉnh lân cận, hàng hoá XNK chủ yếu theo loại hình XNK kinh doanh. Hoạt động KTSTQ của Cục Hải quan Thanh Hóa tập trung thực hiện phân loại, kiểm tra đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật đối với các doanh nghiệp có hoạt động XNK thường xuyên qua địa bàn; một số mặt hàng trọng điểm như: máy móc thiết bị, linh kiện điện, điện tử, hàng tiêu dùng,... nhập khẩu; quặng, hàng nông sản xuất khẩu. Các hành vi gian lận được phát hiện trong thời gian vừa

qua chủ yếu là: doanh nghiệp không khai đúng các khoản phải cộng hoặc phải trừ ra khỏi trị giá giao dịch; phương thức và thời gian thanh toán không đúng với khai Hải quan; sử dụng không đúng mục đích hàng hóa nhập khẩu, gian lận để hưởng chế độ miễn, giảm, hoàn thuế theo qui định của pháp luật; Giấy phép không hợp lệ đối với hàng hóa XNK phải có giấy phép chuyên ngành…

Một số biện pháp nghiệp vụ đã được áp dụng trong hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan Thanh Hóa:

- Thông qua hội nghị đối thoại doanh nghiệp và các hoạt động nghiệp vụ, chủ động tuyên truyền các quy định của pháp luật, lợi ích cũng như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi được KTSTQ.

- Chủ động nắm bắt thông tin qua các chương trình quản lý nghiệp vụ của ngành Hải quan như: Chương trình quản lý tờ khai Hải quan (SLXNK); quản lý giá tính thuế (GTT01); Xử lý vi phạm (QLVP)… trong đó chú trọng đối với những mặt hàng mới, doanh nghiệp mới hoạt động XNK có kim ngạch lớn...

- Tập trung chỉ đạo và tăng cường công tác kiểm tra, phúc tập hồ sơ tại các Chi Cục Hải quan cửa khẩu; nâng cao chất lượng phúc tập nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời những sai sót tại khâu thông quan từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động quản lý Hải quan trên địa bàn.

Số liệu kết quả hoạt động KTSTQ trong 5 năm gần đây thể hiện như sau:

Bảng 1.3: Kết quả hoạt động KTSTQ của Cục Hải quan Thanh Hoá

Năm Số DN được kiểm tra Số tiền truy thu thuế (đồng)

2009 20 1.376.234.000

2010 27 2.556.111.000

2011 35 3.880.379.875

2012 40 4.221.701.314

2013 45 4.147.957.200

Nguồn: Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Thanh Hoá

Bên cạnh những kết quả đạt được, Cục Hải quan Thanh Hoá cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc trong hoạt động KTSTQ:

Cục Hải quan Thanh Hoá có dấu hiệu vi phạm nhưng các doanh nghiệp lại trong tình trạng ngừng hoạt động, đóng mã số thuế...

- Một số doanh nghiệp hoạt động bình thường, tuy nhiên khi cơ quan Hải quan mời đến cung cấp hồ sơ, tài liệu để KTSTQ thì không cộng tác, tìm mọi cách trì hoãn gây khó khăn cho hoạt động KTSTQ. Hiện nay, chưa có quy định chế tài để xử lý hành vi này.

- Địa bàn quản lý của Cục Hải quan Thanh Hoá rộng, bao gồm nhiều tỉnh, do đó hoạt động KTSTQ cũng phải triển khai trên toàn địa bàn. Tuy nhiên, trang thiết bị chưa được đầu tư đúng mức; công chức KTSTQ khi đi kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp chưa có máy tính sách tay, Chi cục KTSTQ chưa được trang cấp xe ô tô, máy giám định tài liệu… phục vụ công việc [6].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH (Trang 45 -45 )

×