Thực trạng hoạt động thu thập, xử lý thông tin và xác định đối tượng phải kiểm tra

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Quảng Ninh (Trang 61)

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH

2.2.1.2. Thực trạng hoạt động thu thập, xử lý thông tin và xác định đối tượng phải kiểm tra

phải kiểm tra

a/ Kết quả:

- Nguồn thông tin thu thập từ cơ sở dữ liệu của ngành Hải quan [2]

Cơ sở dữ liệu của ngành Hải quan là một nguồn thông tin quan trọng phục vụ cho hoạt động KTSTQ. Các thông tin được khai thác là tình hình hoạt động XNK của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định nhằm phục vụ cho công tác phân loại xác định đối tượng KTSTQ. Các tiêu chí được thu thập như: số lượng, loại hình doanh nghiệp; loại hình XNK, số tờ khai, hàng hoá XNK, kim ngạch XNK, số thuế nộp ngân sách qua các năm, số lần vi phạm pháp luật, tình trạng hoạt động, việc chấp hành pháp luật Hải quan… Dưới đây là một số thông tin thu thập được từ cơ sở dữ liệu của ngành Hải quan.

+ Về số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK hàng năm qua địa bàn quản lý:

Số lượng doanh nghiệp có hoạt động XNK qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2008-2013 không ổn định, phản ánh qua số liệu tại bảng 2.1 và biểu 2.1:

Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp có hoạt động XNK qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số lượng doanh nghiệp 1.154 1.297 1.201 1.146 1.127 1.072 Số thông tin được xử lý 1.154 1.297 1.201 1.146 1.127 1.072 So với năm trước (tăng/giảm) 143 -96 -55 -19 -7 Tỷ lệ tăng, giảm (%) 12,39 -7,40 -4,58 -1,66 -0,63

Nhìn vào bảng tổng hợp số liệu trên đây, nhận thấy số lượng các doanh nghiệp hoạt động XNK qua địa bàn có xu hướng giảm, một trong những nguyên nhân là do trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới, các doanh nghiệp nhỏ, tiềm lực kinh tế và có sự hiểu biết thị trường hạn chế không thể đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt của các tập đoàn kinh tế lớn và các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, ngoài ra sự thay đổi về chính sách nhằm quản lý hoạt động XNK chặt chẽ hơn… và sự đào thải là một tất yếu của quá trình vận động.

Biểu 2.1: Số lượng doanh nghiệp có hoạt động XNK qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013

(Nguồn: Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Quảng Ninh

+ Về số lượng tờ khai hàng hóa XNK:

Do số lượng các doanh nghiệp XNK có sự thay đổi theo chiều hướng giảm, tuy nhiên số lượng tờ khai hàng hoá XNK phản ánh hoạt động XNK có sự biến động không hoàn toàn cùng chiều theo từng giai đoạn, số liệu cụ thể từng năm được nêu tại bảng 2.2 và biểu 2.2:

Bảng 2.2: Số lượng tờ khai XNK đăng ký tại Cục Hải quan Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013

Đơn vị tính: Tờ khai

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số tờ khai 52.389 49.127 43.697 45.614 45.754 45.915 Thông tin được xử lý 52.389 49.127 43.697 45.614 45.754 45.915

So với năm trước

(tăng/giảm) -3.262 -5.430 1.917 140 161 Tỷ lệ tăng, giảm (%) -6,23 -11,05 4,38 3,06 3,71

Nguồn: Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Quảng Ninh

Biểu 2.2: Số lượng tờ khai XNK đăng ký tại Cục Hải quan Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013

(Nguồn: Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Quảng Ninh)

+ Về kim ngạch XNK:

Mặc dù số lượng các doanh nghiệp XNK và tờ khai hàng hoá XNK có xu hướng giảm nhưng kim ngạch XNK lại có xu hướng tăng lên. Điều này phản ánh đúng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nhỏ tiềm lực kinh tế và sự hiểu biết thị trường hạn chế không thể đứng vững và phải ngừng hoạt động hoặc sát

nhập trước sự cạnh tranh khốc liệt thì các hoạt động kinh tế lại được gia tăng tại các tập đoàn kinh tế lớn và các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài; kết quả này được phản ánh tại bảng 2.3 và biểu 2.3:

Bảng 2.3: Kim ngạch XNK qua Cục Hải quan Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Kim ngạch XNK 8.858,11 6.790,71 9.304,84 12.671,37 13.987,10 14.858,11 Số thông tin được xử lý 8.858,11 6.790,71 9.304,84 12.671,37 13.987,10 14.858,11 So với năm trước

(tăng/giảm) -2.067,40 2.514,13 3.366,53 1.315,73 871,01

Tỷ lệ tăng, giảm (%) -23,33 37,02 36,18 10,38 6,22

Nguồn: Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Quảng Ninh

Biểu 2.3: Kim ngạch XNK qua Cục Hải quan Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013

Nguồn: Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Quảng Ninh

Trên cơ sở danh bạ doanh nghiệp XNK và thông tin thu thập được từ các nguồn cùng với các yêu cầu cần tăng cường quản lý trong từng lĩnh vực có khả năng rủi ro cao, công chức KTSTQ thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, đề xuất

danh sách đối tượng kiểm tra và xây dựng kế hoạch KTSTQ hàng năm.

Theo yêu cầu của công tác quản lý, ngày 15/11 hàng năm Cục Hải quan Quảng Ninh xây dựng hoàn chỉnh danh sách doanh nghiệp KTSTQ theo kế hoạch của năm tiếp theo; chính vì vậy, hoạt động thu thập xử lý thông tin, xác định đối tượng kiểm tra được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, kết quả đạt được trong những năm vừa qua số lượng doanh nghiệp được xác định và tiến hành KTSTQ đạt tỷ lệ thấp (từ 5%-10% tổng số doanh nghiệp có hoạt động XNK qua địa bàn).

- Nguồn thông tin thu thập được từ các đơn vị Hải quan cửa khẩu làm thủ tục thông quan hàng hoá (khâu thông quan) [2]

Khâu sau thông quan và khâu thông quan là 2 lĩnh vực nghiệp vụ chuyên sâu nằm trong quy trình hoạt động, quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Ngành Hải quan. Điều này đã được quy định cụ thể tại Luật Hải quan, Luật quản lý thuế, các văn bản dưới luật có liên quan và các quy trình nghiệp vụ Hải quan.

+ Để hoạt động phối hợp cung cấp thông tin có hiệu quả, Cục Hải quan Quảng Ninh đã có Quyết định số 248/QĐ-HQQN ngày 31/5/2011 (thay thế Quyết định 503/QĐ-HQQN ngày 21/6/2006) ban hành Quy chế phối hợp cung cấp thông tin phục vụ KTSTQ, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm về việc phối hợp cung cấp thông tin giữa lực lượng KTSTQ với các Chi Cục Hải quan cửa khẩu và các khâu nghiệp vụ khác theo nguyên tắc: (i) Quan hệ phối hợp phải dựa trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi đơn vị; (ii) Thông tin thu thập phải được cập nhật, quản lý chặt chẽ; việc cung cấp thông tin trong nội bộ phải theo đúng nguyên tắc bảo mật, cụ thể như sau:

• Đối với lực lượng KTSTQ: tổng hợp, cập nhật thông tin thuộc hồ sơ Hải quan thông qua hoạt động KTSTQ; cung cấp kịp thời cho các đơn vị Hải quan khi có yên cầu và phục vụ công tác quản lý rủi ro. Kiến nghị các đơn vị Hải quan áp dụng các biện pháp quản lý, kiểm tra, nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận, vi phạm thủ tục trong quá trình làm thủ tục thông quan hàng hoá.

• Đối với các Chi Cục Hải quan cửa khẩu (khâu thông quan): thu thập, cập nhật đầy đủ thông tin thuộc hồ sơ Hải quan thông qua công tác phúc tập hồ sơ vào hệ thống cơ sở dữ liệu. Kịp thời cung cấp thông tin về hồ sơ Hải quan và các tài liệu

có liên quan về dấu hiệu vi phạm, gian lận trốn thuế... của các doanh nghiệp trong hoạt động XNK tại địa bàn quản lý cho lực lượng KTSTQ.

• Đối với lực lượng kiểm soát chống buôn lậu: thông qua công tác sưu tra, kịp thời trao đổi và cung cấp thông tin cho lực lượng KTSTQ về các hành vi gian lận thương mại, việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân liên quan đến XNK hàng hóa trên địa bàn.

• Đối với các phòng tham mưu: Có trách nhiệm tổng hợp, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin các dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan, hành vi gian lận thương mại; thông tin về các doanh nghiệp, mặt hàng có khả năng rủi ro cao… trong từng lĩnh vực: quản lý thuế, giám sát quản lý, thanh tra… cho lực lượng KTSTQ.

+ Trong những năm qua, công tác phối hợp cung cấp thông tin từ khâu thông quan cho lực lượng KTSTQ vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu là báo cáo kết quả phúc tập hồ sơ định kỳ, Phiếu chuyển nghiệp vụ nghi ngờ trị giá tính thuế khai báo thấp hơn cơ sở dữ liệu của cơ quan Hải quan. Các báo cáo kết quả phúc tập thông tin còn nghèo nàn, chỉ có các số liệu tờ khai phải phúc tập, đã phúc tập, còn tồn; không có hoặc rất ít thông tin về các hành vi gian lận thuế, sai sót về thủ tục, chính sách được phát hiện. Các phiếu chuyển nghiệp vụ nghi ngờ giá thấp cũng chỉ có những thông tin về giá so sánh, do đó hiệu quả phục vụ cho công tác KTSTQ còn rất hạn chế. Số lượng thông tin được phản ánh tại bảng 2.4:

Bảng 2.4: Thông tin do các Chi Cục Hải quan cửa khẩu cung cấp cho hoạt động KTSTQ giai đoạn 2008-2013

Đơn vị tính: Thông tin

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số lượng thông tin 75 125 63 92 100 106

Thông tin được xử lý 75 125 63 92 100 106

So với năm trước

(tăng/giảm) 50 -62 30 8 6

Tỷ lệ tăng, giảm (%) 66,67 -49,6 46,03 8,69 6,00

Nguồn: Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Quảng Ninh

Đối với các thông tin (phiếu chuyển nghiệp vụ, báo cáo phúc tập hồ sơ) do các Chi Cục Hải quan cửa khẩu cung cấp sẽ được công chức KTSTQ cập nhật, xử

lý và kết hợp với các thông tin thu thập được từ các nguồn khác để đề xuất tiến hành kiểm tra ngay hoặc tiếp tục theo dõi, thu thập bổ sung thông tin đưa vào kế hoạch kiểm tra các năm tiếp theo.

- Nguồn thông tin thu thập được từ các cơ quan có liên quan (cơ quan thuế, ngân hàng, công an, quản lý thị trường,...) [2].

Nguồn thông tin thu thập được từ các cơ quan liên quan phục vụ cho hoạt động KTSTQ chủ yếu được thực hiện trên cơ sở quy định của các quy chế phối hợp cung cấp, trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan và các ngành có liên quan.

Thông tin do các cơ quan có liên quan cung cấp phục vụ cho hoạt động KTSTQ như: việc chấp hành pháp luật thuế nội địa của doanh nghiệp; tình hình hoạt động của các doanh nghiệp; thay đổi địa chỉ đăng ký; các doanh nghiệp mất tích, bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh; số tài khoản và số dư tiền mặt trên tài khoản mở tại các ngân hàng thương mại, số tiền trích nộp ngân sách; các quyết định khởi tố, truy tố, bắt giữ người, hàng hoá đối với các đối tượng, tổ chức; thông tin về đăng ký hoạt động kinh doanh, cấp phép đầu tư, xác nhận hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế... cụ thể tại bảng 2.5:

Bảng 2.5: Nguồn thông tin nhận được từ các cơ quan liên quan giai đoạn 2008-2013

Đơn vị tính: lượt

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Thông tin nhận được từ cơ

quan có liên quan 12 41 45 65 70 76 Số thông tin được xử lý 12 41 45 65 70 76 So với năm trước

(tăng/giảm) 29 4 20 5 6

Tỷ lệ tăng, giảm (%) 41,67 9,75 44,44 7,69 8,57

Nguồn: Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Quảng Ninh

Nguồn thông tin do các cơ quan có liên quan cung cấp trong những năm vừa qua phục vụ hữu ích cho hoạt động KTSTQ, đặc biệt là việc đánh giá tình trạng hoạt động của doanh nghiệp và là cơ sở đề xuất cấp có thẩm quyền các vấn đề cần xử lý, ban hành các quyết định hành chính.

+ Kết quả của quá trình thu thập, xử lý thông tin là danh sách các được đối tượng phải tiến hành KTSTQ, các đối tượng phải kiểm tra là các doanh nghiệp XNK được xác định theo nguyên tắc quản lý rủi ro: doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao, hàng hoá có khả năng gian lận về trị giá, thuế suất, ưu đãi thuế quan... được ưu tiên đưa vào diện kiểm tra trước trên cơ sở nguồn lực hiện có. Số lượng các doanh nghiệp được xác định phải KTSTQ trong các năm thể hiện tại bảng 2.6 và biểu 2.4:

Bảng 2.6: Doanh nghiệp xác định phải kiểm tra giai đoạn 2008-2013

Đơn vị tính: doanh nghiệp

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số doanh nghiệp phải kiểm tra 55 57 61 125 130 130 Số doanh nghiệp được kiểm tra 55 57 61 125 130 130 So với năm trước (tăng/giảm) 2 4 64 5 0 Tỷ lệ tăng, giảm (%) 3,63 7,02 104,92 4 0

Nguồn: Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Quảng Ninh

Biểu 2.4: Doanh nghiệp xác định phải kiểm tra giai đoạn 2008-2013

Nguồn: Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Quảng Ninh

+ Danh sách các được đối tượng phải tiến hành KTSTQ là cơ sở để xây dựng kế hoạch KTSTQ chi tiết hàng năm; ngoài các doanh nghiệp đã xác định theo các dấu hiệu nghi vấn, trong danh sách kế hoạch kiểm tra bao gồm cả các doanh nghiệp

được kiểm tra ngẫu nhiên nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

b/ Hạn chế:

- Thông tin từ các nguồn cung cấp cho hoạt động KTSTQ chưa đầy đủ và kịp thời:

+ Nguồn thông tin từ cơ sở dữ liệu của ngành Hải quan: chủ yếu được khai thác từ các chương trình phần mềm quản lý nghiệp vụ như: Số liệu XNK; GTT22 (GTT01); KT559; STQ01… tuy nhiên, các chương trình này đã được xây dựng từ lâu, qua nhiều lần nâng cấp nhưng vẫn còn lạc hậu, chưa tích hợp thống nhất dữ liệu và chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Ví dụ: Chương trình quản lý giá tính thuế GTT22 (GTT01) sau một khoảng thời gian nhất định dữ liệu được chuyển vào kho lưu trữ, đến khi KTSTQ không khai thác được dữ liệu liên quan để so sánh với dữ liệu đang kiểm tra. Hạn chế này gây khó khăn, kéo dài thời gian khi KTSTQ đánh giá tính trung thực trị giá khai báo của doanh nghiệp.

+ Nguồn thông tin từ khâu thông quan: Mặc dù Cục Hải quan Quảng Ninh đã ban hành Quy chế phối hợp cung cấp thông tin giữa lực lượng KTSTQ và khâu thông quan; tuy nhiên, việc phối hợp giữa lực lượng KTSTQ với các đơn vị Hải quan ở khâu thông quan chưa được chặt chẽ, còn nặng tính hình thức. Ví dụ: Mặc dù các tiêu chí yêu cầu báo cáo chi tiết nhưng nội dung kết quả phúc tập hồ sơ từ các Chi Cục Hải quan cửa khẩu báo cáo cho lực lượng KTSTQ chủ yếu phản ánh số liệu phúc tập, chưa đánh giá, phân tích tình hình về các dấu hiệu vi phạm thông qua kết quả phúc tập hồ sơ từng giai đoạn. Đối với các Phiếu chuyển nghiệp vụ chỉ phản ánh về giá của mặt hàng nghi vấn doanh nghiệp khai thấp so với hàng hoá tương tự, giống hệt của các doanh nghiệp khác đã nhập khẩu; không có các thông tin liên quan như: những đặc tính cơ bản của mặt hàng nghi vấn; giá tham khảo tại thị trường;… dẫn đến việc phân tích và xử lý thông tin tại khâu sau thông quan gặp rất nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và nhân lực, hiệu quả thấp.

+ Nguồn thông tin từ các cơ quan có liên quan như cơ quan Thuế, Công an, Quản lý thị trường, Sở kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng: Chưa có sự ràng buộc trách nhiệm cụ thể bằng các quy chế phối hợp với các đơn vị ở ngoài địa bàn tỉnh Quảng

Ninh nên việc phối hợp cung cấp thông tin doanh nghiệp từ các cơ quan này thường bị kéo dài, gây khó khăn trong việc kết luận về mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng KTSTQ.

- Kỹ năng tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin của công chức KTSTQ còn hạn chế:

KTSTQ là nghiệp vụ khó đòi hỏi công chức KTSTQ vừa phải có kiến thức tổng hợp, vừa phải chuyên sâu trên nhiều lĩnh vực và phải có tâm huyết với nghề. Các nguồn thông tin thu thập hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào các chương trình phần mềm ứng dụng, do đó đòi hỏi công chức thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Quảng Ninh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w