Sự hình thành và phát triển lực lượng kiểm tra sau thông quan Cục Hải quan Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Quảng Ninh (Trang 51)

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH

2.1.1.2. Sự hình thành và phát triển lực lượng kiểm tra sau thông quan Cục Hải quan Quảng Ninh

- Chi Cục Hải quan Quảng Ninh thuộc Bộ ngoại thương theo Quyết định số 47/BNT-TCCB thành lập Chi Cục Hải quan Quảng Ninh trên cơ sở hợp nhất Chi sở Hải quan Hồng Quảng và Phòng Hải quan Hải Ninh.

- Hải quan tỉnh Quảng Ninh thuộc Tổng Cục Hải quan theo Quyết định của Tổng Cục Hải quan vào tháng 5/1985.

- Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh thuộc Tổng Cục Hải quan theo Quyết định số 91/TCHQ-TCCB ngày 01/6/1994 của Tổng Cục Hải quan [8].

Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước và của tỉnh Quảng Ninh, Hải quan Quảng Ninh cũng từng bước đổi mới và phát triển vượt bậc về mọi mặt. Khi thành lập (năm 1964) Chi Cục Hải quan Quảng Ninh lúc bấy giờ chỉ có 18 người, trụ sở làm việc phải đóng nhờ, trang thiết bị, phương tiện vô cùng thiếu thốn. Đến nay, sau hơn 50 năm xây dựng, củng cố và trưởng thành, Cục Hải quan Quảng Ninh đã có đội ngũ trên 500 cán bộ công chức, gồm 21 đơn vị thuộc và trực thuộc (9 Phòng tham mưu giúp việc, 7 Chi Cục Hải quan, 3 Đội kiểm soát, 01 Chi cục kiểm tra sau thông quan và 01 đơn vị tương đương); cơ sở vật chất từ trụ sở làm việc đến các phương tiện hoạt động đều được trang bị khang trang, hiện đại. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Cục Hải quan Quảng Ninh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, không ngừng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, đầu tư, du lịch phát triển, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và hiện đại hoá Hải quan.

2.1.1.2. Sự hình thành và phát triển lực lượng kiểm tra sau thông quan Cục Hải quan Quảng Ninh quan Quảng Ninh

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập sâu với kinh tế khu vực và thế giới, mở rộng các mối quan hệ song phương và đa phương. Toàn cầu hoá và các hiệp định tự do thương mại làm cho kim ngạch XNK hàng hoá của mỗi quốc gia tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh việc hàng rào thuế quan được giảm dần theo lộ trình cụ thể thì việc xuất hiện các hình thức bảo hộ mới như hàng rào kỹ thuật, vệ

sinh an toàn, môi trường, chống bán phá giá,… ngày càng gia tăng và mâu thuẫn sâu sắc. Việc thực hiện cam kết quốc tế đặt ra yêu cầu Hải quan Việt Nam phải tiến hành cải cách, hiện đại hoá nhằm đảm bảo sự phù hợp, tương thích với xu thế phát triển và hoà nhập với Hải quan thế giới và khu vực. Cải cách, phát triển và hiện đại hoá để nâng cao năng lực quản lý cả về chất lượng và hiệu quả nhằm giải quyết các mâu thuẫn giữa sự tăng nhanh của khối lượng hàng hoá XNK, phương tiện, hành khách XNC, yêu cầu tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư, du lịch trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế. KTSTQ là một trong những giải pháp của ngành Hải quan nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, phát triển và hiện đại hoá đã đề ra. Luật Hải quan năm 2001 lần đầu tiên quy định về công tác KTSTQ, đây là cột mốc quan trọng, là cơ sở pháp lý để hình thành và phát triển hoạt động KTSTQ sau này.

Tại Cục Hải quan Quảng Ninh, tháng 4/2003 Phòng KTSTQ được thành lập theo Quyết định 37/2003/QĐ-BTC ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính; thời gian đầu thành lập, Phòng KTSTQ được biên chế 8 công chức với cơ cấu 02 Đồng chí lãnh đạo đơn vị, 06 công chức thừa hành. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng KTSTQ là tham mưu cho Cục trưởng về công tác phúc tập hồ sơ Hải quan và KTSTQ trên địa bàn quản lý; trực tiếp KTSTQ theo quy định của pháp luật.

Qua hơn 3 năm thực hiện (từ 2003 đến 2006), hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong công tác kiểm tra, hướng dẫn, phân loại doanh nghiệp XNK, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Hải quan trên địa bàn. Tuy nhiên, mô hình Phòng KTSTQ bộc lộ nhiều bất cập trong triển khai thực hiện nhiệm vụ như: thiếu tính chủ động trong công tác kiểm tra; là đơn vị tham mưu không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính…

Ngày 6/6/2006, Bộ tài chính ban hành Quyết định số 34/2006/QĐ-BTC khai sinh tên gọi Chi cục KTSTQ, Tổng Cục Hải quan có Quyết định 1092/QĐ-TCHQ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục KTSTQ. Đây là một sự kiện đánh dấu sự thay đổi quan trọng đồng thời đã tháo gỡ được những khó khăn vướng mắc liên quan đến tính chủ động trong công việc, thẩm quyền của lực lượng KTSTQ trong thực hiện nhiệm vụ. Chi cục KTSTQ chính

thức được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 21/07/2006 với mô hình 3 đội công tác, gồm:

Đội nghiệp vụ 1: KTSTQ về trị giá Hải quan và thuế suất hàng hoá XNK

Đội nghiệp vụ 2: KTSTQ đối với hàng XNK theo các loại hình gia công, sản xuất - xuất khẩu; kiểm tra thực hiện chính sách thương mại;

Đội tổng hợp: Thực hiện công tác tham mưu, tổng hợp.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh

Nguồn: Chi cục kiểm tra sau thông quan - Cục Hải quan Quảng Ninh

Tính đến tháng 12 năm 2013, lực lượng làm công tác KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh gồm 36 công chức; 100% công chức có trình độ đại học các chuyên ngành luật, ngoại thương, tài chính, kế toán, kiểm toán.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Quảng Ninh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w