- Về nhận thức của các bên có liên quan và sự phối hợp trong hoạt động kiểm tra sau thông quan
TẠI CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH
3.1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển Hải quan hiện đạ
Công cuộc đổi mới được Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng đã mở đường cho sự chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Song song với sự đổi mới về chiến lược kinh tế xã hội trong nước là sự chuyển hướng chiến lược chính trị và kinh tế đối ngoại. Đặc biệt từ Đại hội VII, đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế được Đại hội VII khẳng định ở việc "gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có chính sách bảo vệ sản xuất nội địa". Đồng thời, triển khai thực hiện Nghị quyết trung ương 8 về cải cách nền hành chính quốc gia, mục tiêu của cải cách được đặt ra với Ngành Hải quan là: tạo thuận lợi, nhanh chóng cho hoạt động kinh doanh XNK, đầu tư và du lịch… Cùng với sự phát triển của quá trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam với kinh tế khu vực và thế giới, chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về hội nhập ngày càng rõ hơn, cụ thể hơn. Đại hội VIII của Đảng (1996) đã khẳng định nhiệm vụ đối ngoại là "củng cố môi trường hòa bình vào tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", "đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới". Nghị quyết trung ương 4 khóa XIII đã nêu nguyên tắc hội nhập quốc tế là "tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế" và nhấn mạnh nhiệm vụ "chủ động chuẩn bị các
điều kiện cần thiết về cán bộ, luật pháp, và nhất là các sản phẩm mà chúng ta có khả năng cạnh tranh để hội nhập thị trường khu vực và quốc tế". Đại hội còn khẳng định và cụ thể hóa chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và cùng có lợi. Đại hội Đảng IX, X và XI đã tiếp tục khẳng định đường lối hội nhập và đẩy mạnh phát triển kinh tế phù hợp với xu thế toàn cầu hóa với mục tiêu "chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển sản xuất trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, cải cách thủ tục hành chính, đòi hỏi Ngành Hải quan phải nâng cao năng lực quản lý, đáp ứng yêu cầu của quản lý Hải quan hiện đại, vừa đảm bảo hỗ trợ thông quan nhanh chóng, tạo thuận lợi thương mại, đồng thời đảm bảo quản lý chặt chẽ hoạt động XNK; chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả; đảm bảo nguồn thu cho ngân sách; góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội, lợi ích người tiêu dùng, đảm bảo lợi ích và chủ quyền an ninh quốc gia. Hoạt động quản lý nhà nước về Hải quan phải đảm bảo tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, đầu tư, du lịch, dịch vụ; cụ thể: thủ tục Hải quan phải đơn giản, minh bạch, tăng nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa trong giao dịch ngoại thương; thông quan hàng nhanh, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp; cung cấp thông tin nhanh chóng công khai.