- Về nhận thức của các bên có liên quan và sự phối hợp trong hoạt động kiểm tra sau thông quan
TẠI CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH
3.3.5. Kiến nghị Cục Hải quan Quảng Ninh:
Rà soát, tăng cường biên chế đáp ứng các yêu cầu về năng lực, trình độ cho lực lượng KTSTQ đạt tỷ lệ 10% tổng biên chế của Cục Hải quan tỉnh.
Ký quy chế phối hợp với các ngành trong khối nội chính để phối hợp cung cấp thông tin, hỗ trợ lực lượng khi cần thiết trong hoạt động KTSTQ.
chất lượng công tác phúc tập hồ sơ Hải quan để kịp thời phát hiện, xử lý các sai sót và cung cấp các thông tin phục vụ hoạt động KTSTQ.
Bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất cho lực lượng KTSTQ, có kế hoạch đầu tư xây dựng trụ sở, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động KTSTQ như: Máy giám định tài liệu, ô tô, máy tính… Quan tâm chế độ đãi ngộ đối với công chức KTSTQ, trước mắt đề nghị có phụ cấp đặc thù cho lực lượng KTSTQ như các lực lượng làm công tác kiểm soát CBL, công tác tin học. Lâu dài, đề nghị các cấp có thẩm quyền có cơ chế trích thưởng từ kết quả KTSTQ như lực lượng thanh tra, kiểm toán.
Với những đề xuất của đề tài, vừa có tính trước mắt đồng thời cũng có tính lâu dài, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh cũng như hoạt động KTSTQ của Ngành Hải quan.
Trong quá trình phân tích các nội dung của đề tài, Luận văn đã được các thầy cô và các bạn đồng nghiệp giúp đỡ và góp ý. Chắc chắn rằng, do khả năng và điều kiện còn nhiều hạn chế, Luận văn không thể tránh được những khiếm khuyết. Tác giả Luận văn rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để nội dung đề tài được thiết thực hơn.
KẾT LUẬN
KTSTQ là một nghiệp vụ khó, mang tính tổng hợp cao và mới được đưa vào thực hiện trong Ngành Hải quan, việc nghiên cứu để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của công tác này trong tiến trình cải cách, hiện đại hóa và phát triển Ngành Hải quan là yêu cầu cấp bách và tất yếu trong giai đoạn hiện nay.
Việc nghiên cứu hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh với mục đích phục vụ nghiên cứu, nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh nói riêng và Ngành Hải quan nói chung. Hiệu quả của hoạt động KTSTQ sẽ góp phần vào việc thay đổi phương thức hoạt động, phương thức quản lý của Ngành Hải quan, chuyển từ phương thức quản lý truyền thống sang phương thức quản lý hiện đại ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, góp phần vào thực hiện thành công sự nghiệp cải cách và hiện đại hóa của ngành, đưa Hải quan Việt Nam trở thành một cơ quan Hải quan mang chuẩn mực quốc tế. Với ý nghĩa như vậy, bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học, Luận văn thạc sỹ kinh tế với đề tài
“Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Quảng Ninh” đã đạt được những kết quả như sau:
Một là, làm rõ được một số nội dung có liên quan đến khái niệm, đặc điểm về KTSTQ, từ đó xác định vai trò và vị trí của KTSTQ đối với Ngành Hải quan; xác định được tính tất yếu phải tăng cường hoạt động KTSTQ trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, xem xét một số kinh nghiệm trong hoạt động KTSTQ của Hải quan các địa phương có đặc thù tương đồng với Cục Hải quan Quảng Ninh để làm cơ sở thực tiễn, bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh.
Hai là, đánh giá thực trạng hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh từ năm 2008 đến nay; so sánh kết quả đạt được với các yêu cầu đặt ra đối với hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh để tìm ra những tồn tại, hạn chế. Kết hợp với việc phân tích, đánh giá các yếu tố bên trong, bên ngoài để tìm ra nguyên
nhân của những tồn tại, hạn chế đó.
Ba là, trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh và kinh nghiệm hoạt động KTSTQ của Hải quan một số địa phương đã đề xuất một số giải pháp cơ bản để từng bước hoàn thiện hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh nói riêng và Ngành Hải quan nói chung. Những giải pháp chủ yếu đó là:
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách về KTSTQ; - Tiếp tục hoàn chỉnh bộ máy và xây dựng lực lượng KTSTQ theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu;
- Hoàn thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động KTSTQ;
- Xây dựng chương trình và tăng cường công tác phối hợp với các tổ chức, cá nhân phục vụ KTSTQ;
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về KTSTQ.
Đồng thời, luận văn cũng đề xuất kiến nghị với Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ tài chính, Tổng Cục Hải quan, UBND tỉnh Quảng Ninh và Cục Hải quan Quảng Ninh một số nội dung chính.