- Về nhận thức của các bên có liên quan và sự phối hợp trong hoạt động kiểm tra sau thông quan
TẠI CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH
3.2.4.1. Tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành cả chiều sâu và chiều rộng
chiều sâu và chiều rộng
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp phục vụ KTSTQ có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định hiệu quả hoạt động KTSTQ. Thực tế hiện nay tại Cục Hải quan Quảng Ninh đã có quy chế phối hợp phục vụ hoạt động KTSTQ giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục; tuy nhiên việc phối hợp phải được thực hiện thường xuyên, với tinh thần trách nhiệm cao mới phát huy hết được hiệu quả của hoạt động KTSTQ.
Trong những năm qua, mặc dù đã có quy chế phối hợp giữa ba ngành Thuế - Hải quan - Kho bạc nhà nước, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn có những
khó khăn bất cập tiếp tục cần có giải pháp tháo gỡ. Chủ yếu là những vẫn đề sau: (i) Hình thành mạng thông tin trực tuyến giữa các cơ quan Thuế - Hải quan - Kho bạc nhà nước; (ii) trang bị đủ máy móc thiết bị cho các cơ quan này để cung cấp, trao đổi thông tin; (iii) chuẩn hóa các thông tin liên quan đến quản lý doanh nghiệp; (iiii) hệ thống thông tin phải được cập nhật thường xuyên liên tục.
Cần chủ động trong việc phối hợp với các ngành có liên quan đến quản lý hoạt động xuất nhập khẩu như: Công thương, Công an, Y tế, Giao thông vận tải… Trước mắt, cần ban hành quy chế phối hợp cung cấp thông tin và phối hợp KTSTQ. Mặt khác, phối hợp với các hiệp hội ngành, nghề để chủ động tuyên truyền cho doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật nói chung và pháp luật Hải quan nói riêng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật.
Cùng với việc đẩy mạnh công tác xây dựng khung pháp lý phối hợp, ngành Hải quan cần đầu tư cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người... phục vụ cho công tác xây dựng hệ thống thông tin nối mạng dữ liệu cung cấp thông tin trực tiếp với các cơ quan này như đã nói ở trên. Có như vậy, thông tin phục vụ cho hoạt động KTSTQ mới được toàn diện, đầy đủ, khách quan, nhanh chóng và chính xác.