0
Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực cho hoạt động KTSTQ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH (Trang 37 -38 )

- Ảnh hưởng của tổ chức bộ máy đến hoạt động KTSTQ:

Tổ chức bộ máy cho hoạt động KTSTQ gồm hệ thống bộ máy từ trung ương (Tổng Cục Hải quan) đến các địa phương (Cục Hải quan tỉnh, thành phố). Tùy theo nguồn lực hiện có, khối lượng công việc, quy mô địa bàn quản lý để bố trí số lượng công chức KTSTQ ở từng cấp cho hợp lý, ưu tiên cấp trực tiếp KTSTQ. Đối với cấp Tổng Cục Hải quan: Chủ yếu làm chức năng tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật quy định về KTSTQ; xây dựng kế hoạch chiến lược về KTSTQ; tổ chức và quản lý công tác KTSTQ trong toàn ngành, trực tiếp tiến hành KTSTQ và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo phân công, phân cấp của cấp có thẩm quyền. Đối với cấp Cục Hải quan tỉnh, thành phố: Chủ yếu thực hiện KTSTQ theo địa bàn quản lý; thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của cấp Tổng cục giao. Chức năng chủ yếu của đơn vị này là hoạt động thu thập, phân tích xử lý thông tin và tiến hành hoạt động KTSTQ tại trụ sở của đối tượng KTSTQ.

Nếu tổ chức bộ máy thống nhất, đồng bộ, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cấp thì hoạt động sẽ thông suốt và mang lại hiệu quả như mong muốn, đáp ứng được yêu cầu quản lý đề ra.

Ngược lại, nếu tổ chức bộ máy không đồng bộ và không thống nhất về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp thì hoạt động chồng chéo, gây ách tắc và mang lại hiệu quả thấp, không đáp ứng được yêu cầu quản lý đề ra.

- Ảnh hưởng của nguồn nhân lực Hải quan đến hoạt động KTSTQ:

+ Chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động KTSTQ có tính quyết định đến hiệu quả hoạt động KTSTQ, bao gồm các vấn đề chủ yếu sau:

• Xây dựng tiêu chuẩn công chức KTSTQ, bao gồm các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng kiểm tra cho từng đối tượng (các cấp lãnh đạo, nhân viên...) trong toàn hệ thống KTSTQ.

• Quy trình tuyển dụng, bố trí sắp xếp công chức ở từng khâu công việc cụ thể, đặc biệt ở các khâu trọng yếu cần ưu tiên bố trí công chức có kinh nghiệm,

năng lực thực tế, phù hợp với chuyên môn được đào tạo.

• Công tác đánh giá cán bộ để phục vụ cho việc phân loại, khen thưởng kịp thời những nhân tố tích cực, đồng thời kỷ luật nghiêm những công chức có sai phạm.

• Từ công tác đánh giá cán bộ cũng xác định được nhu cầu đào tạo trong toàn hệ thống, qua đó xây dựng chương trình đào tạo, nội dung đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên, tổ chức đào tạo và đánh giá công tác đào tạo.

+ Nếu chất lượng nguồn nhân lực cao, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sai phạm sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động KTSTQ, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Hải quan.

+ Ngược lại, nếu chất lượng nguồn nhân lực thấp không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ sẽ dẫn đến công việc bị tồn đọng, hiệu quả của hoạt động KTSTQ thấp, không đáp ứng được yêu cầu quản lý.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH (Trang 37 -38 )

×