- Về nhận thức của các bên có liên quan và sự phối hợp trong hoạt động kiểm tra sau thông quan
TẠI CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH
3.2.1.3. Xây dựng quy trình nghiệp vụ chuẩn
Cần tiếp tục hoàn chỉnh quy trình KTSTQ theo chuẩn mực quốc tế, bao gồm các bước công việc được thực hiện một cách logic, có cấu trúc và tổ chức chặt chẽ. KTSTQ áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong các bước về lựa chọn đối tượng kiểm tra, khảo sát trước khi kiểm tra, kiểm tra tại doanh nghiệp và tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ kiểm tra và rà soát sổ sách, chứng từ của đối tượng KTSTQ.
Hiện nay đã có quy trình nghiệp vụ KTSTQ đối với các doanh nghiệp làm thủ tục Hải quan theo phương pháp truyền thống, sử dụng hồ sơ giấy; cần tiếp tục hoàn thiện quy trình và thống nhất áp dụng thực hiện KTSTQ đối với các doanh nghiệp làm thủ tục thông quan hồ sơ điện tử. Để thực hiện được giải pháp này, Bộ
tài chính và Tổng Cục Hải quan cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới cộng đồng doanh nghiệp để có sự vào cuộc đồng bộ của cả cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kết nối thông tin giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Trên cơ sở đó xây dựng quy trình nghiệp vụ chuẩn thống nhất áp dụng trong hoạt động KTSTQ cũng như phục vụ yêu cầu quản lý Hải quan trên địa bàn.
Cùng với việc chuẩn hoá quy trình KTSTQ, các chương trình quản lý nghiệp vụ khác tại khâu thông quan cũng phải được hoàn thiện và kết nối với KTSTQ. Hiện nay, Hải quan Việt Nam đang tiến hành chạy thử, thí điểm dự án VNACCS/VCIS (Hệ thống thông quan tự động/dữ liệu thông tin tình báo) do Chính phủ Nhật bản viện trợ không hoàn lại; theo kế hoạch đến 01/4/14 hệ thống thông quan tự động chính thức đi vào thực hiện và với các thông tin, dữ liệu điện tử được cung cấp từ khâu thông quan sẽ hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động KTSTQ.