0
Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách về hoạt động KTSTQ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH (Trang 35 -37 )

- Hệ thống pháp luật Hải quan về KTSTQ:

Hệ thống này có ý nghĩa quyết định đến hoạt động KTSTQ. Hoạt động KTSTQ chỉ thực hiện một cách có hiệu quả khi có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh từ Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản pháp luật có liên quan điều chỉnh đầy đủ các quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động KTSTQ. Theo đó, phải đề cập được đầy đủ các yếu tố: mục đích, yêu cầu của KTSTQ; đối tượng, phạm vi điều chỉnh; quyền và trách nhiệm của cơ quan Hải quan và đối tượng KTSTQ; quy trình thủ tục KTSTQ; xử lý vi phạm và trình tự giải quyết khiếu nại về KTSTQ. Những nội dung chủ yếu trên phải đặt trong tổng thể mối quan hệ với các quy định của Luật Hải quan nói chung.

Nếu hệ thống pháp luật về thuế (Thuế xuất khẩu, nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế giá trị gia tăng...) đối với hàng hóa XNK rõ ràng, minh bạch, thì sẽ quản lý được nguồn thu của ngân sách nhà nước, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong việc kê khai, tính thuế, nộp thuế thuận lợi, chính xác. Ngược lại, nếu các nội dung quy định trong từng Luật thuế không rõ ràng, minh bạch đảm bảo sự thống nhất, không quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm của người nộp thuế, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra về thuế, thì sẽ gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

- Hệ thống pháp luật có liên quan đến KTSTQ:

KTSTQ liên quan đến các đối tượng có hoạt động XNK. Vì vậy, ngoài các quy định liên quan đến hoạt động thương mại như Luật thương mại còn có các quy định về tập quán thương mại quốc tế và pháp luật có liên quan đến việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Do KTSTQ trực tiếp liên quan đến kiểm tra chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính, vì vậy, việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kế toán thống kê có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động KTSTQ.

Các quy định trong hệ thống thanh toán quốc gia, đảm bảo tỷ lệ thấp nhất thanh toán bằng tiền mặt, đặc biệt trong quan hệ mua bán hàng hóa XNK phải được thực hiện qua hệ thống ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thanh toán ngoài hệ thống ngân hàng. Ở Việt Nam, cơ chế thanh toán bằng tiền mặt như hiện nay dẫn đến tình trạng giá bán hàng ghi trên hóa đơn không phản ánh đúng giá thực tế. Doanh nghiệp dễ dàng lập hồ sơ chứng từ giả để gian lận về giá nhập khẩu nhằm trốn thuế.

- Cơ chế thực thi pháp luật Hải quan và pháp luật khác có liên quan:

Công tác kiểm tra, giám sát, quản lý của ngành Hải quan có liên quan đến rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực; Ngành Hải quan bên cạnh việc chỉ đạo thực thi pháp luật Hải quan còn phải chỉ đạo thực thi một khối lượng lớn văn bản pháp luật của các ngành khác. Vì vậy, cần phải có cơ chế thích hợp và hữu hiệu để thực thi công tác này. Điều này cũng chỉ ra rằng, chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước phải phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với cơ quan Hải quan để đảm bảo mục tiêu chung của

quốc gia.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH (Trang 35 -37 )

×