Khai quát quy trình kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Quảng Ninh (Trang 70 - 72)

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH

2.2.2.1. Khai quát quy trình kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh

Quảng Ninh

Trên cơ sở kế hoạch KTSTQ hàng năm, công chức KTSTQ phân loại đối tượng, xác định phạm vi, nội dung kiểm tra và xây dựng kế hoạch kiểm tra chi tiết. Yêu cầu các đơn vị Hải quan có liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu và giải thích các vấn đề chưa rõ trên hồ sơ; tiến hành xác minh tại các tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ các thông tin, tài liệu có liên quan đến phạm vi và nội dung kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện, tiến hành trưng cầu giám định đối với các tài liệu, chứng từ và hàng hoá nghi vấn.

Kết quả kiểm tra hồ sơ đối chiếu với kết quả xác minh và giám định nếu còn có nghi ngờ thì yêu cầu doanh nghiệp giải trình và cung cấp chứng từ, tài liệu để chứng minh, thời hạn giải trình là 10 ngày. Nếu doanh nghiệp giải trình được rõ ràng các vấn đề nêu ra thì công chức/nhóm công chức kiểm tra lập bản Kết luận kiểm tra tại trụ sở Hải quan, đưa doanh nghiệp vào diện chấp hành tốt pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp không giải trình hoặc không giải trình được thì tiến hành ban hành các quyết định xử lý (nếu đã có đủ cơ sở) và lập bản Kết luận kiểm tra tại trụ sở Hải quan hoặc đề xuất KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp.

Như vậy, hoạt động KTSTQ tại trụ sở Hải quan thực tế nhằm hướng dẫn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát hiện kịp thời và tự nguyện khắc phục các sai sót, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật, tránh sai sót kéo dài, để lại hậu quả nặng nề.

Trên cơ sở Báo cáo tổng hợp và đề xuất KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp của công chức/nhóm công chức KTSTQ, Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ninh ban hành Quyết định KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp, trong đó quy định rõ: (i) thời hạn kiểm tra; (ii) phạm vi kiểm tra; (iii) nội dung kiểm tra; (iiii) phân công trưởng đoàn và các thành viên đoàn KTSTQ. Trưởng đoàn KTSTQ chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết và phân công các thành viên đoàn kiểm tra thực hiện, dự kiến các tình huống phát sinh và biện pháp xử lý tình huống… Thực trạng hoạt động KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp tại Cục Hải quan Quảng Ninh trong những năm vừa qua đã phản ánh tính chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả ngày càng cao trong hoạt động

kiểm tra của cơ quan Hải quan; giúp cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật đồng thời phát hiện, ngăn chặn các sai phạm trong hoạt động XNK, chống thất thu cho ngân sách nhà nước.

Từ năm 2005 trở về trước, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp cũng như của cơ quan Hải quan về hoạt động KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp còn rất mơ hồ; mặt khác, do các quy định của pháp luật chưa rõ ràng, cơ cấu tổ chức bộ máy chưa hợp lý, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của công chức KTSTQ hạn chế dẫn đến hiệu quả công việc không cao. Nhiều cuộc KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp kéo dài, không có trọng tâm… gây lãng phí nguồn lực, thậm chí còn làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ tháng 7/2006, với hàng loạt thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy, quy trình nghiệp vụ và đặc biệt là sự thay đổi về nhận thức, hoạt động KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp từng bước đi vào nề nếp. Số lượng các cuộc kiểm tra và số thu qua hoạt động kiểm tra ngày càng tăng; và điều quan trọng là thông qua hoạt động kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, Cục Hải quan Quảng Ninh là một trong số các đơn vị được ngành Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao về tính chuyên nghiệp và minh bạch, có tác dụng to lớn giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Hải quan trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Quảng Ninh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w