Kinh nghiệm hoạt động KTSTQ của Cục Hải quan Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Quảng Ninh (Trang 42)

Lực lượng KTSTQ Cục Hải quan Lạng Sơn được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2004 với biên chế ban đầu chỉ có 03 công chức và dần được tăng cường qua các năm nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý Hải quan hiện đại. Đến ngày 31/12/2013, số lượng công chức KTSTQ của Cục Hải quan Lạng Sơn là 19 người. Với đặc điểm là một tỉnh có biên giới đường bộ, hàng hoá XNK chủ yếu theo loại hình XNK kinh doanh biên giới. Hoạt động KTSTQ tập trung thực hiện phân loại, kiểm tra đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật đối với các doanh nghiệp có hoạt động XNK thường xuyên qua địa bàn; một số mặt hàng trọng điểm

như: máy móc thiết bị, ô tô, linh kiện điện, điện tử, tạp hoá tiêu dùng, quặng, ...

Kết quả hoạt động KTSTQ thể hiện ở số lượng doanh nghiệp được kiểm tra, số vụ vi phạm được phát hiện, số tiền thuế truy thu… bên cạnh đó nhiều hành vi vi phạm mới được phát hiện từ các cuộc kiểm tra như: doanh nghiệp giả mạo giấy phép để xuất khẩu khoáng sản; doanh nghiệp khai báo trị giá tính thuế không đầy đủ các khoản chi phí phải cộng trong trị giá tính thuế như: phí kỳ vụ, phí bản quyền, phí THC… chuyển giá trong khai báo trị giá tính thuế trong việc nhập khẩu Bộ linh kiện CKD xe ô tô; số liệu kết quả hoạt động KTSTQ đạt được trong 5 năm gần đây thể hiện như sau:

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động KTSTQ của Cục Hải quan Lạng Sơn

Năm Số DN được kiểm tra Số tiền truy thu thuế (đồng)

2009 55 1.300.000.000

2010 36 4.319.030.889

2011 58 4.374.451.353

2012 64 5.165.454.127

2013 65 5.142.015.145

Nguồn: Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Lạng Sơn

Kết quả KTSTQ của Cục Hải quan Lạng Sơn đạt được là nhờ có sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh và Cục KTSTQ; sự nỗ lực cố gắng của công chức KTSTQ và sự phối hợp tốt với các cơ quan trong và ngoài ngành. Bên cạnh đó, còn những khó khăn, tồn tại đối với hoạt động KTSTQ như sau:

- Về phía cơ quan Hải quan:

+ Số lượng công chức KTSTQ còn thiếu so với qui định (tỷ lệ công chức KTSTQ chỉ đạt 6% so với tổng quân số toàn Cục trong khi yêu cầu của Tổng Cục Hải quan là 10%). Chất lượng công chức KTSTQ còn yếu do mới được tuyển dụng chưa được đào tạo chuyên sâu các chuyên đề kiểm tra, chưa có kỹ năng làm việc với doanh nghiệp và chưa xử lý tốt các tình huống phát sinh.

+ KTSTQ là một nghiệp vụ mới và khó đòi hỏi công chức phải nắm chắc quy trình thủ tục Hải quan đồng thời phải am hiểu việc hạch toán, kế toán doanh nghiệp

nên đa số công chức Hải quan đều ngại làm công tác KTSTQ dẫn đến hiệu quả hoạt động KTSTQ còn thấp.

- Về phía doanh nghiệp:

+ Còn nhiều doanh nghiệp trây ỳ, không hợp tác trong hoạt động kiểm tra dẫn đến vụ việc kiểm tra kéo dài.

+ Không đồng ý với kết luận của cơ quan Hải quan dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện [4].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Quảng Ninh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w