Thực trạng hoạt động KTSTQ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu giai đoạn 2008-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Quảng Ninh (Trang 72)

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH

2.2.2.2. Thực trạng hoạt động KTSTQ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu giai đoạn 2008-

giai đoạn 2008-2013

a/ Kết quả:

* Về số cuộc KTSTQ

- Trong giai đoạn từ 2008-2013 mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của lực lượng KTSTQ, hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh đã đạt được kết quả ấn tượng. Số lượng các doanh nghiệp được KTSTQ trong giai đoạn này có xu hướng tăng dần thể hiện tại biểu 2.5.

Biểu 2.5: Số lượng doanh nghiệp được KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013

Nguồn: Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Quảng Ninh

- Qua phân tích số liệu thống kê số lượng doanh nghiệp được KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh từ năm 2008-2013 cho thấy số lượng các cuộc KTSTQ tăng lên qua các năm, năm sau tăng hơn năm trước, thể hiện sự nỗ lực cố gắng của lực lượng KTSTQ, cụ thể:

+ Từ năm 2008-2010, cùng chung với hoạt động toàn ngành, hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh tương đối ổn định với số lượng doanh nghiệp được kiểm tra trong các năm có sự gia tăng nhưng không có chênh lệch lớn ( năm 2008: 55 doanh nghiệp; năm 2009: 57 doanh nghiệp; năm 2010: 61 doanh nghiệp; năm 2011: 125 doanh nghiệp; năm 2012, 2013: 130 doanh nghiệp). Trong giai đoạn này, cùng với việc ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng KTSTQ, các quy trình nghiệp vụ mới cũng được ban hành và triển khai, hoạt động KTSTQ đang từng bước được cụ thể hoá từ quy trình đến thực tiễn. Ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan Quảng Ninh nói riêng đang từng bước đào tạo, hoàn thiện kỹ năng và phương pháp trong hoạt động KTSTQ.

+ Năm 2011 là năm đặt dấu ấn quan trọng, mang tính đột phá với lực lượng KTSTQ, Tổng Cục Hải quan ban hành Chỉ thị 568/CT-TCHQ ngày 09/02/2011 về

tăng cường công tác KTSTQ, lấy năm 2011 là “Năm KTSTQ”. Để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị của Tổng Cục Hải quan, Cục Hải quan Quảng Ninh đã tập trung nguồn lực, xây dựng kế hoạch KTSTQ 125 doanh nghiệp, tăng hơn 100% so với năm 2010.

* Về kết quả KTSTQ

- Kết quả KTSTQ trong lĩnh vực trị giá Hải quan:

+ Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực trị giá Hải quan đã được phát hiện và xử lý qua hoạt động KTSTQ tập trung vào một số hành vi: doanh nghiệp khai thiếu các chi phí phải cộng trong trị giá tính thuế hàng hoá xuất khẩu như: chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm, chi phí xếp dỡ hàng hoá…; điều kiện giao hàng thực tế là FOB cửa khẩu xuất, CFR hoặc C&F cảng đích… nhưng doanh nghiệp khai báo trị giá tính thuế không đúng với số tiền thực thanh toán và chi phí thực tế dẫn đến làm giảm số tiền thuế phải nộp. Số liệu về các vụ việc vi phạm trong lĩnh vực trị giá được phản ánh tại bảng 2.7 và biểu 2.6

Bảng 2.7: Số vụ việc vi phạm trong lĩnh vực trị giá Hải quan qua KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013

Đơn vị tính: vụ

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số vụ việc vi phạm 8 19 6 9 11 10 So với năm trước (tăng/giảm) 2 11 -13 3 2 -1 Tỷ lệ tăng, giảm (%) 33,33 137,5 - 68,42 50 22,22 -9,01

Nguồn: Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Quảng Ninh

+ Tổng số vụ việc vi phạm phát hiện qua kiểm tra trị giá Hải quan tại Cục Hải quan Quảng Ninh trong giai đoạn 2008-2013 là 63 vụ, bao gồm cả loại hình xuất khẩu và nhập khẩu; trong đó loại hình xuất khẩu chiếm tỷ lệ trên 70%.

Biểu 2.6: Số vụ việc vi phạm trong lĩnh vực trị giá Hải quan qua KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013

Nguồn: Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Quảng Ninh

+ Vụ việc điển hình đã được kiểm tra, phát hiện và xử lý là chuyên đề kiểm tra trị giá Hải quan mặt hàng Than mỏ xuất khẩu của 14 doanh nghiệp; vụ việc được tiến hành kiểm tra trong 3 năm từ 2009-2011 với số lượng hồ sơ lên đến 12.600 bộ. Kết quả kiểm tra đã phát hiện các doanh nghiệp có các hành vi vi phạm trong việc khai báo trị giá Hải quan, số tiền thuế truy thu lên đến 120.239 triệu đồng, cụ thể:

Năm 2009: Doanh nghiệp khai báo thiếu chi phí vận tải và chi phí cẩu nổi trong trị giá tính thuế, truy thu tiền thuế: 52.537 triệu đồng.

Năm 2010: Doanh nghiệp khai báo thiếu chi phí vận tải trong trị giá tính thuế, truy thu tiền thuế: 9.685 triệu đồng;

Năm 2011: Doanh nghiệp khai báo thiếu chi phí cẩu tầu và chi phí chênh lệch cước tầu trong trị giá tính thuế, truy thu tiền thuế: 58.170 triệu đồng.

- Kết quả KTSTQ trong lĩnh vực mã số hàng hoá:

+ Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực mã số hàng hoá đã được phát hiện và xử lý qua hoạt động KTSTQ chủ yếu là: doanh nghiệp mô tả hàng hoá không đúng với thực tế hoặc mô tả chung chung, không đầy đủ các tiêu chí phân loại; doanh nghiệp áp sai mã số và thuế suất, làm giảm số tiền thuế phải nộp. Kết quả cụ thể về các vụ việc vi phạm trong lĩnh vực trị giá đã được phát hiện và xử lý phản ánh tại

bảng 2.8 và biểu 2.7

Bảng 2.8: Số vụ việc vi phạm trong lĩnh vực mã số hàng hoá qua KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013

Đơn vị tính: vụ

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số vụ việc vi phạm 2 2 3 5 6 6 So với năm trước

(tăng/giảm) 0 1 2 1 0

Tỷ lệ tăng, giảm (%) 0 50 66,66 20 0

Nguồn: Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Quảng Ninh

+ Số vụ việc vi phạm phát hiện qua kiểm tra mã số hàng hoá tại Cục Hải quan Quảng Ninh trong giai đoạn 2008-2013 là 24 vụ, chủ yếu là loại hình nhập khẩu; tỷ lệ vụ việc vi phạm phát hiện qua kiểm tra mã số hàng hoá chiếm khoảng 10% trong tổng số các vụ việc đã phát hiện và xử lý.

Biểu 2.7: Số vụ việc vi phạm trong lĩnh vực mã số hàng hoá qua KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2013

Nguồn: Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Quảng Ninh

+ Vụ việc điển hình đã được kiểm tra, phát hiện và xử lý là chuyên đề kiểm tra việc phân loại, áp mã các mặt hàng nhập khẩu: Băng tải, Tổ máy phát điện, Cáp

điện, Máy bơm, Thiết bị mỏ... của 12 doanh nghiệp nhập khẩu trong các năm 2010, 2011; Kết quả kiểm tra đã phát hiện các doanh nghiệp có các hành vi vi phạm trong việc phân loại, khai báo mã số và thuế suất thuế nhập khẩu, số tiền thuế truy thu 5,3 tỷ đồng, cụ thể:

• Doanh nghiệp khai sai mã số hàng hoá nhập khẩu, truy thu tiền thuế: 5,2 tỷ đồng.

• Doanh nghiệp khai sai tên hàng hoá nhập khẩu, truy thu tiền thuế: 93,19 triệu đồng.

- Kết quả KTSTQ trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư:

+ Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư đã được phát hiện và xử lý qua hoạt động KTSTQ chủ yếu là: Doanh nghiệp khai báo các mặt hàng không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế như: khai sai công suất, quy cách, chủng loại của thực tế hàng hoá so với danh mục miễn thuế đã đăng ký; hàng hoá không phải là linh kiện, chi tiết của dây truyền máy móc đồng bộ nhưng lại khai báo miễn thuế theo dây truyền, phụ tùng thay thế của máy móc thiết bị; sử dụng hàng hoá được miễn thuế không đúng mục đích…

+ Số vụ việc vi phạm phát hiện qua lĩnh vực ưu đãi đầu tư tại Cục Hải quan Quảng Ninh trong giai đoạn 2008 - 2013 là 24 vụ, chiếm tỷ lệ khoảng 15% trong tổng số các vụ việc đã phát hiện và xử lý. Kết quả cụ thể về các vụ việc vi phạm trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư đã được phát hiện và xử lý phản ánh tại bảng 2.9 và biểu 2.8.

Bảng 2.9: Số vụ việc vi phạm trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư qua KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013

Đơn vị tính: vụ

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số vụ việc vi phạm 3 2 5 5 5 4 So với năm trước (tăng/giảm) -1 3 0 0 -1 Tỷ lệ tăng, giảm (%) -33,3 150 0 0 -20

Nguồn: Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Quảng Ninh

Biểu 2.8: Số vụ việc vi phạm trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư qua KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013

Nguồn: Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Quảng Ninh

+ Vụ việc điển hình đã được kiểm tra, phát hiện và xử lý là kiểm tra dự án đầu tư các khu trung tâm vui chơi giải trí, dự án đầu tư tại các khu công nghiệp…; Kết quả kiểm tra đã phát hiện các doanh nghiệp có các hành vi vi phạm trong việc nhập khẩu và sử dụng hàng hoá được miễn thuế, số tiền thuế truy thu 4,5 tỷ đồng, cụ thể:

• Công ty cổ phần giải trí quốc tế Lợi Lai: khai sai trị giá tính thuế, sai đối tượng miễn thuế đối với mặt hàng đồng chip, đồng xèng; truy thu 877,26 triệu đồng.

• Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia: khai sai đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu của các mặt hàng là vật tư lắp đặt điều hoà và đá nhân tạo mặt bóng; truy thu 692,80 triệu đồng.

• Công ty TNHH thiết bị đường ống đồng bộ Hoa Nguyên Việt Nam: khai sai đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế; khai báo sai chủng loại hàng hoá nhập khẩu; truy thu 618,97 triệu đồng.

• Công ty TNHH Thiết bị vệ sinh huynh đệ Việt Nam: khai sai đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế; truy thu 458 triệu đồng.

- Kết quả KTSTQ trong các lĩnh vực khác:

+ Hành vi vi phạm trong các lĩnh vực khác như: hàng hoá TNTX; SXXK; gia công; xuất xứ hàng hoá… đã được phát hiện và xử lý qua hoạt động KTSTQ chủ

yếu là: doanh nghiệp khai sai định mức sử dụng nguyên liệu đối với loại hình gia công và SXXK để trốn thuế nhập khẩu nguyên liệu; doanh nghiệp sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ không hợp lệ để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt; doanh nghiệp sử dụng hồ sơ không hợp lệ để làm thủ tục TNTX hàng hoá. Kết quả cụ thể phản ánh tại bảng 2.10 và biểu 2.9

Bảng 2.10: Số vụ việc vi phạm trong lĩnh vực C/O, TNTX, GC, SXXK qua KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013

Đơn vị tính: vụ

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số vụ việc vi phạm 2 1 3 3 4 4 So với năm trước (tăng/giảm) -1 2 0 1 0 Tỷ lệ tăng, giảm (%) -50 200 0 33,3 0

Nguồn: Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Quảng Ninh

Biểu 2.9: Số vụ việc vi phạm trong lĩnh vực C/O, TNTX, GC, SXXK qua KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013

Nguồn: Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Quảng Ninh

+ Số vụ việc vi phạm phát hiện qua các lĩnh vực này tại Cục Hải quan Quảng Ninh trong giai đoạn 2008-2013 là 17 vụ, tỷ lệ vụ việc vi phạm phát hiện qua kiểm tra mã số hàng hoá chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ việc đã phát hiện và xử lý.

+ Vụ việc điển hình đã được kiểm tra, phát hiện và xử lý là kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh theo loại hình TNTX; loại hình gia công; SXXK…; Kết quả kiểm tra đã phát hiện các doanh nghiệp có các hành vi vi phạm, số tiền thuế truy thu và xử lý vi phạm hành chính 1,5 tỷ đồng, cụ thể:

• Doanh nghiệp may xuất khẩu Quảng Ninh: khai sai định mức của 5 mã hàng gia công; nhập khẩu thừa nguyên liệu so với khai báo; truy thu tiền thuế 460,3 triệu đồng.

• Doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng ô tô tải tự đổ tổng trọng tải trên 24 tấn có xuất xứ Trung Quốc, sử dụng C/O cấp sau không hợp lệ; truy thu tiền thuế 592 triệu đồng.

• Doanh nghiệp giả mạo hợp đồng để làm thủ tục TNTX hàng hoá; xử phạt vi phạm hành chính 20 triệu đồng...

- Số thu từ hoạt động KTSTQ:

Cho thấy ngoài các yếu tố về kỹ năng kiểm tra thì cách thức lựa chọn doanh nghiệp và phương pháp tiến hành KTSTQ có ảnh hưởng quyết định đến kết quả truy thu thuế. Số tiền truy thu thuế từ kết quả KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh khá lớn, nhất là các năm 2009 và 2011; kết quả truy thu thuế tại bảng 2.11

Bảng 2.11: Số tiền truy thu thuế từ kết quả KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số tiền truy thu 1.132,3 52.994,8 10.733,6 67.699,8 67.636,2 67.004,4 So với năm trước (tăng/giảm) 51.862,5 -42.261,2 56.966,1 -63,53 -631,8

Tỷ lệ tăng, giảm (%) 4.680,07 - 79,74 630,73 - 0,1 0.94

Nguồn: Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Quảng Ninh

+ Năm 2008 số tiền thuế truy thu đạt thấp (1,1 tỷ đồng) là do đối tượng KTSTQ tập trung vào các doanh nghiệp có hoạt động XNK qua các cửa khẩu đường bộ thuộc tỉnh Quảng Ninh, các lô hàng XNK có kim ngạch XNK nhỏ. Mặc dù số lượng tiền thuế truy thu không lớn nhưng qua hoạt động KTSTQ, đã phát hiện

được nhiều sai sót, vi phạm để kịp thời đưa ra biện pháp chấn chỉnh, khắc phục và tăng cường công tác quản lý Hải quan.

+ Năm 2009, hoạt động KTSTQ chuyển hướng kiểm tra trọng điểm từ hàng nhập khẩu sang hàng xuất khẩu là một hướng đi mới có tính đột phá về nghiệp vụ KTSTQ, trong khi hàng hoá xuất khẩu luôn được hưởng chính sách ưu tiên về chính sách thuế và thủ tục Hải quan. Riêng mặt hàng than mỏ, quặng sắt là các mặt hàng xuất khẩu có điều kiện về nguồn gốc và phải chịu thuế xuất khẩu nhưng cũng là đối tượng được hưởng sự ưu tiên phân luồng làm thủ tục Hải quan, phần lớn các lô hàng này đều thuộc luồng xanh, miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Mặt khác, hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật đề cập đến công tác kiểm tra, xác định trị giá tính thuế đối với hàng xuất khẩu hầu hết chỉ mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể về phương pháp xác định cũng như kiểm tra phòng ngừa vi phạm. Số tiền thuế truy thu qua hoạt động KTSTQ của Cục Hải quan Quảng Ninh đạt 52,9 tỷ đồng cao nhất trong toàn lực lượng KTSTQ ngành Hải quan. Số tiền thuế truy thu đạt được chủ yếu là kết quả KTSTQ đối với mặt hàng than mỏ xuất khẩu của Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam, đây cũng là một chuyên đề của Cục Hải quan Quảng Ninh báo cáo điển hình tại Hội nghị chuyên đề KTSTQ toàn ngành Hải quan năm 2009.

+ Năm 2010 là năm tiếp theo thực hiện chuyên đề KTSTQ mặt hàng than mỏ của các doanh nghiệp ngoài Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam, số tiền thuế truy thu đạt 9.7 tỷ đồng.

+ Năm 2011 được Tổng Cục Hải quan lấy là “Năm KTSTQ”, phát huy kết quả đã đạt được và với kỹ năng ngày càng hoàn thiện, tính chuyên nghiệp ngày càng cao; trên cơ sở đối tượng kiểm tra đã được xác định, lực lượng KTSTQ Cục Hải quan Quảng Ninh tập trung kiểm tra theo các chuyên đề chuyên sâu từng lĩnh vực và đã đạt được thành tích xuất sắc, truy thu thuế 67,7 tỷ đồng = 600% so với năm 2010.

+ Năm 2012 Chi cục KTSTQ tiếp tục là năm thành công của lực lượng KTSTQ Quảng Ninh trong lĩnh vực thu thuế đạt trên 67 tỷ đồng

+ Năm 2013 là năm có sự thay đổi lớn về nhân sự cũng như cơ cấu tổ chức tuy nhiên, do đã có sự chuẩn bị và làm tốt công tác tổ chức nên năm 2013 vẫn là một năm thành công của lực lượng KTSTQ Cục Hải quan Quảng Ninh. Số thu thuế năm 2013 đạt 67 tỷ đồng, số thủ chủ yếu thu được từ loại hình nhập đầu từ và có sự

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Quảng Ninh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w