- Về nhận thức của các bên có liên quan và sự phối hợp trong hoạt động kiểm tra sau thông quan
TẠI CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH
3.2.1.4. Cơ chế đãi ngộ đối với lực lượng kiểm tra sau thông quan
KTSTQ là hoạt động nghiệp vụ khó và có tính chất phức tạp, phải tiếp xúc, trao đổi với nhiều đơn vị, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình xác minh, thu thập thông tin các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Công chức KTSTQ hoạt động trong môi trường khó khăn, nhưng đến nay các chế đãi ngộ vẫn chưa có quy định cụ thể, khuyến khích động viên trong công việc.
Do vậy, trước mắt, để kịp thời động viên công chức làm công tác KTSTQ, Tổng Cục Hải quan cần trình Bộ tài chính cho phép lực lượng KTSTQ được hưởng nguồn kinh phí trích lập được từ kết quả truy thu số thuế ẩn lậu qua hoạt động KTSTQ. Về lâu dài, Tổng Cục Hải quan cần báo cáo Bộ tài chính trình Chính phủ cho phép Ngành Hải quan được trích thành lập quỹ “Hỗ trợ KTSTQ” từ nguồn thuế truy thu được qua kết quả KTSTQ.
Chế độ ưu đãi, thăng thưởng cho công chức KTSTQ không chỉ được thực hiện bằng vật chất. Các quy định cụ thể về việc thăng tiến trong công việc, cơ hội được đào tạo trong nước và nước ngoài, chế độ thi đua khen thưởng cũng cần được vận dụng triệt để, trong khuôn khổ luật pháp quy định. Khi công chức KTSTQ đạt
thành tích tốt, cần có các chế độ như: Thăng tiến, đề bạt; Thưởng tiền, bằng khen, giấy khen, danh hiệu thi đua; Cơ hội được cử đi học tập nâng cao trình độ....
Cùng với việc quy định chế độ ưu đãi, khen thưởng cụ thể, Tổng Cục Hải quan cũng phải có những quy định kỷ luật nghiêm khắc đối với những công chức KTSTQ có hành vi trái pháp luật, gây tổn hại cho doanh nghiệp hoặc có hành vi tiêu cực cấu kết với doanh nghiệp để làm sai lệch kết quả KTSTQ.