Các điều kiện để sinh viên học tốt môn GDH

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên ở trường Cao đẳng Cần Thơ (Trang 29)

Bất cứ hoạt động nào cũng cần có những điều kiện nhất định. Hoạt động học muốn đạt kết quả phải có những điều kiện cụ thể. Những điều kiện khách quan như: có sự hướng dẫn của thầy, sách, vở, giáo trình, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học… Và điều kiện chủ quan như: động cơ, trình độ nhận thức, nắm vững kỹ năng học tập, tính tích cực cá nhân…

*Các điều kiện khách quan

Mục tiêu chương trình, nội dung môn học mang tính khoa học.

Có các điều kiện, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cần thiết để dạy học môn GDH.

Có đội ngò giảng viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ hướng dẫn, điều khiển quá trình dạy học.

Giáo viên luôn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học. Người dạy gợi mở những vấn đề cần tự học và người học cần chú ý lắng nghe sự hướng dẫn đó sẽ giúp người học xác định được trọng tâm của bài học vì thế đỡ mất thời gian và công sức trong quá học tập. Thông thường những vấn đề cần tự học nằm ở trong sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, những tình huống trực quan trong thực tế cuộc sống... Những nội dung trình bày ở líp cũng là nội dung người học cần tự nghiên cứu, tìm hiểu, đào sâu kiến thức để nắm vững tri thức.

Giảng viên nắm vững các phương pháp, sử dụng hợp lý các phương pháp để dạy từng bài phù hợp đối tượng sinh viên.

Có tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên.

Học nhất là tự học nếu không có giáo trình, tài liệu tham khảo thì sinh viên không thể học được. Giáo trình, tài liệu tham khảo là cơ sở, là điểm tựa để người học đối chiếu, kiểm tra sự hiểu biết của mình.

Tạo được môi trường kiến tập, thực tập thuận lợi cho giáo sinh rèn luyện kỹ năng thực hành.

Thực tế, thực tập là lúc người học có thể thể nghiệm, kiểm tra tương đối chính xác về tri thức cũng như kỹ năng thực hành của bản thân. Nói cách khác thực tế, thực tập giúp sinh viên thực hành nghề nghiệp tốt nhất. Đây là một trong những thời gian để giáo sinh có thể chuẩn bị tốt nhất cho việc trở thành giáo viên.

Sắp xếp thời gian học trên líp, tự học hợp lý để sinh viên có thời gian tự học, tự nghiên cứu.

Sắp xếp thời gian, lịch học cần thiết để việc học của sinh viên được đảm bảo. Khi nào học những môn chuyên ngành, khi nào học những môn nghiệp vụ, khi nào giải trí... Thời gian qua đi không thể nào trở lại vì thế nhà trường cần biết sắp xếp thời gian một cách hợp lý để việc học được đảm bảo.

Hướng dẫn cho sinh viên các quy trình thực hành và tiêu chuẩn cụ thể để sinh viên tự kiểm tra, điều chỉnh.

Đánh giá khách quan, công bằng kết quả học tập của sinh viên, kích lệ sinh viên học tập.

* Các điều kiện chủ quan

Sinh viên xác định mục đích, động cơ nghề nghiệp, tự giác tích cực học môn GDH để nắm vững nghiệp vụ sư phạm.

Xác định đúng mục đích học sẽ giúp cho người học nắm được nội dung quan trọng môn học, nắm được những kiến thức cơ bản, có tâm thế ghi nhớ lâu dài, tránh được tình trạng học lan man, học vẹt.

Nắm được các kiến thức cơ bản trong quá trình học môn GDH.

Nắm được các kỹ năng cơ bản, phương pháp học với các nguồn tri thức là lời nói, phương tiện trực quan, tự đọc sách, giáo trình, giải quyết các bài tập về các vấn đề nghiệp vụ sư phạm. Kỹ năng học cơ bản cã thể xem như là phương tiện đắc lực nhất để người học học một cách có hiệu quả nhất.

Biết thu thập, xử lý thông tin học tập, lưu giữ và vận dụng linh hoạt vào các tình huống học tập.

Nắm được các quy trình hành động để tự rèn luyện, nắm vững các kỹ năng cơ bản: soạn giáo án, tổ chức dạy học trên líp, tổ chức hoạt động giáo dục, tự học...

Mỗi hoạt động bao gồm nhiều hành động, mỗi hành động gồm nhiều thao tác, nhiều bước. Biết các quy trình hành động nghĩa là biết được trình tự các bước hành động. Khi người học nắm vững trình tự các bước hành động và hành động đạt hiệu quả nghĩa là người học đã nắm được kỹ năng học. Có thể nói, có bao nhiêu hành động học thì có từng Êy kỹ năng học. Đối với môn GDH sinh viên cần phải nắm được quy trình hoạt động nhận thức để sau này tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh phổ thông.

Biết tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh, ghi nhớ, biểu đạt những kiến thức, kỹ năng cơ bản.

Đánh giá quá trình học tập diễn ra ngay khi bắt đầu việc học. Tuy nhiên, khâu đánh giá tổng thể thường diễn ra ở khâu cuối cùng của việc học. Việc đánh giá nhằm giúp người học có thể kiểm tra lại việc học của mình, đồng thời có cách điều chỉnh hợp lý. Cơ sở để đánh giá việc học phải căn cứ vào kết quả việc học so với mục đích học đã đặt ra trước đó.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên ở trường Cao đẳng Cần Thơ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w