Hình thức tổ chức hoạt động học

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên ở trường Cao đẳng Cần Thơ (Trang 25)

Hoạt động học bao giê cũng được tiến hành thông qua những hình thức cơ bản như sau:

Hoạt động học có sự điều khiển hướng dẫn của giáo viên.

Hoạt động dạy và hoạt động học luôn có mối quan hệ thống nhất biện chứng. Giáo viên – chủ thể của hoạt động dạy luôn tổ chức, hướng dẫn, điÒu khiển hoạt động học; Học sinh – chủ thể thể của hoạt động học dưới sù hướng dẫn, điều khiển của giáo viên tự điều khiển hoạt động học của mình.

Hình thức tự điều khiển hoạt động học tập.

Đây là hoạt động mà người học độc lập, tự giác hoàn toàn trong quá trình tổ chức chiếm lĩnh tri thức. Hình thức tổ chức này đòi hỏi tính tự giác

cao và sự nỗ lực ý chí rất lớn. Người học phải biết sắp xếp thời gian, điều kiện học tập hợp lí để tìm kiếm tri thức, ôn tập, tự đào sâu hoặc tự rèn luyện kỹ năng thích hợp theo yêu cầu, nhiệm vụ học tập. Đây là khoảng thời gian sinh viên hoàn toàn độc lập trong quá trình nhận thức. Tự học không có thầy đòi hỏi người học hoàn toàn chủ động và sự nỗ lực cao để vượt qua những khó khăn trở ngại trong học tập. Mặc dù tự học ở nhà gặp nhiều khó khăn trở ngại – không có thầy hướng dẫn trực tiếp nhưng người học có thể chủ động về mặt thời gian cũng như chủ động trong việc lập kế hoạch học tập từ đó có thể phát huy hết tính chủ động của bản thân trong việc học.

Hoạt động học tập diễn ra trong nhóm nhá.

Sù phối hợp học tập theo nhóm là sự phối hợp giữa người học với người học. Đây là hình thức tự học, tự điều khiển nhưng không diễn ra một mình mà là học thông qua cộng tác giữa người học với người học nhằm phát huy tối đa trí tuệ của tập thể. Trong quá trình cộng tác trong học tập mỗi thành viên tự điều khiển, điều chỉnh nhưng có sự giúp đỡ lẫn nhau để cùng đạt mục đích chung trong học tập. Trí tuệ tập thể bao giê cũng mạnh hơn và phong phú hơn trí tuệ cá nhân. Trong khi thảo luận, trao đổi, góp ý kiến lẫn nhau trong nhóm thì những vấn đề chưa hiểu sẽ được sáng tỏ, đồng thời những nhận thức sai lầm sẽ được điều chỉnh kịp thời.

Tóm lại, dù học ở bất cứ hình thức nào, người học còng cần phải tích cực, chủ động điều khiển hoạt động nhận thức của chính mình. Tri thức đối với người học không đơn thuần là sách giáo khoa hay lời giảng của thầy mà là cả thực tế cuộc sống phong phú đã, đang và sẽ diễn ra trước mắt người học. Người học phải biết thực hành những đều đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống. Bác Hồ cũng đã khuyên người học phải biết phát huy tính tích cực trong học tập, “không nên học thuộc lòng từng chữ” mà phải

“đào sâu suy nghĩ”, phải “nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ chín chắn, kĩ càng, mạnh dạn đề xuất vấn đề và thảo luận cho thông suốt, vở lẽ”.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên ở trường Cao đẳng Cần Thơ (Trang 25)