Quy trình trình bày mét kế hoạch bài học (giáo án)

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên ở trường Cao đẳng Cần Thơ (Trang 85)

Giáo án là bản kế hoạch chi tiết cho từng bài dạy cụ thể. Giáo án thể hiện sinh động mối quan hệ hữu cơ giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp dạy học. Đối với sinh viên sư phạm giáo án là sản phẩm của quá trình học tập và rèn luyện ở trường cao đẳng sư phạm. Giáo án giúp giáo viên thể hiện ý tưởng dạy học và hình thành sơ đồ hành động trên líp. Biết thiết kế và trình bày giáo án hợp lí sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Giáo án được trình bày theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu của bài khi học bài này. Mục tiêu sẽ là cái đích để thầy và trò hướng tới. Xác định mục tiêu rõ ràng là cơ sở để đánh giá sự thành công của tiết dạy. Mục đích yêu cầu được xác định rõ ràng sẽ là cơ sở để lùa chọn, thiết kế nội dung, phương pháp, phương tiện để dạy. Mục tiêu của bài dạy thường bao gồm mục tiêu kiến thức, mục tiêu kỹ năng và mục tiêu thái độ. Mục tiêu dạy học phải khái quát được toàn bộ nội dung bài học đồng thời xác định mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể làm cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu cũng như việc đánh giá mục tiêu thuận lợi.

Bước 2: Ghi những phương tiện trực quan cần chuẩn bị để dạy bài này Những phương tiện nào cần thiết để minh họa cho từng nội dung dạy học cũng phải được ghi cụ thể để việc chuẩn bị và thực hiện quy trình dạy học diễn ra thành công.

Bước 3: Cách nêu vấn đề gây hứng thó, tập trung chó ý của học sinh vào bài. Dạy học nêu vấn đề là một trong những kiểu dạy học nhằm kích thích khả năng tư duy, hứng thó của học sinh ngay từ đầu bài giảng. Tuy nhiên, khi nêu vấn đề giáo viên cần chú ý những “lỗi” kỹ thuật khi nêu vấn đề. Ví dụ: không nên sử dụng hình ảnh “Phân bón cây trồng” để nêu kêu gợi tính “tò mò” của người học qua bài “Phân số”.

Bước 4: Thiết kế trình tự dạy và học từng đơn vị nội dung của bài. Thông thường nội dung trong sách giáo khoa đã được sắp xếp tương đối hợp lí, tuy nhiên quá trình dạy học người dạy vẫn có thể thiết kế lại trình tự các đơn vị nội dung theo quan điểm cá nhân. Nội dung tri thức trong sách giáo khoa mặc dù đã được lùa chọn nhưng đó không phải là giáo án của người thầy giáo mà chỉ là phương tiện để dạy học.

Bước 5: Trình bày nội dung rÌn luyện kỹ năng vận dông lý thuyết vào làm bài tập.

Bước 6: Trình bày những nội dung mà người học cần củng cố khắc sâu.

Bước 7: Trình bày phương pháp hướng dẫn học sinh cách tự học, làm bài tập khó.

Bước 8: Trình bày nội dung người học cần chuẩn bị cho bài học sau (nếu có).

Mỗi giáo viên điều có cách trình bày giáo án theo quan điểm cá nhân. Tuy nhiên đây là trình thao tác cơ bản khi trình bày giáo án mà giáo sinh cần nắm vững để thực hành rèn luyện nghiệp vụ trong quá trình thực tập.

* Điều kiện thực hiện quy trình bày giáo án

Hình thành tri thức về kỹ năng trình bày giáo án Làm mẫu

Giao nhiệm vụ soạn và trình bày giáo án cho từng nội dung cô thể

Sinh viên trình bày kết quả đã soạn giáo án Tổ chức cho sinh viên dạy thử

Đánh giá, điều chỉnh

Sinh viên tự rèn luyện theo mẫu Đánh giá và tự đánh giá

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên ở trường Cao đẳng Cần Thơ (Trang 85)