Quy trình lùa chọn phương pháp tối ưu để dạy một bà

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên ở trường Cao đẳng Cần Thơ (Trang 81)

Phương pháp dạy học “là tổ hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy,

nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.” [30, 187]. Mục đích, nội dung, phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau. Trong lý luận dạy học người ta khẳng định không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Mỗi phương pháp điều có những ưu điểm và nhược điểm. Vì vậy phải lùa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung và điều kiện dạy học cụ thể. Theo Iu. K. Babanxki để lựa chọn phương pháp tối ưu dạy một bài tiến hành theo quy trình như sau:

Bước 1: Đọc kỹ nội dung bài, xác định những kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài (lược những ý chính). Trong một bài học, ý chính là nội dung cơ bản, cốt lõi được giáo viên lùa chọn làm kiến thức trọng tâm truyền thụ cho học sinh trong khoảng thời gian giới hạn. Một bài học có thể có một hoặc vài nội dung cốt lõi, cơ bản. Nội dung trọng tâm của bài học rất đa dạng tùy vào bài học: có thể là các khái niệm, có thể là nguyên tắc, có thể là các quy luật hoặc là những nhận định về một vấn đề nào đó đang được sự quan tâm đặc biệt. Việc xác định đúng nội dung trọng tâm bài học giữ vai trò quan trọng đối với hiệu quả của một tiết dạy, nó chi phối việc lùa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học cũng như hình thức tổ chức dạy học.

Cần làm rõ tính chất nội dung là lý thuyết hay thực hành, là hoàn toàn mới hay một phần với học sinh, là khó, phức tạp hay bình thường, những vấn đề học sinh có thể khó hiểu...

Bước 2: Phân tích độ khó của bài đối với khả năng tiếp thu của học sinh trong líp. Xác định được độ khó của bài đối với khả năng tiếp thu của học sinh là cơ sở để giáo viên lùa chọn các phương pháp dạy học sẽ sử dụng. Công việc này liên quan đến kỹ năng định hướng của giáo viên trước khi dạy học.

Muốn nắm được bài dạy là khó hay dễ đối với học sinh giáo viên phải tìm hiểu để xác định được: ý chính của bài; toàn bộ chương trình môn học ở

từng cấp, khối líp; trình độ nhận thức của đa số học sinh trong líp; những kiến thức, kinh nghiệm của học sinh có liên quan đến bài học, lứa tuổi. Có thể nói, phân tích độ khó của bài đối với khả năng tiếp thu của học sinh là một trong những công việc mà người giáo viên có thể đưa học sinh vào “vùng phát triển gần” để người dạy có thể phát huy những khả năng mà người học có khả năng vươn tới nhờ vào những kinh nghiệm đã có.

Bước 3: Xác định mục đích, yêu cầu của bài đối với học sinh trong líp. BÊt cứ hoạt động nào cũng phải xác định rõ mục đích yêu cầu của hoạt động, quá trình dạy học cũng phải xác định mục đích. Thông thường xác định mục đích dạy học căn cứ trên ba mặt: nhận thức, kỹ năng và thái độ. Để có thể đánh giá được mục đích của bài học cần phát biểu mục đích dạy học rõ ràng và phát biểu dưới dạng định lượng. Thông thường mục đích dạy học được xây dựng trên các mặt sau:

Về nhận thức: học sinh nắm, nêu, trình bày, kể, liệt kê, củng cố, lý giải, giải thích... được những vấn đề gì.

Về kỹ năng: học sinh làm, vận dụng, giải quyết... được gì trong quá trình học tập cũng như trong thực tiễn đời sống.

Về thái độ: yêu mến, kính trọng, nhớ ơn, căm thù, khâm phục... đối với ai, hiện tượng, sự kiện, hành động nào?

Hiện nay, các cuốn sách mẫu dành cho giáo viên đã có sẵn mục đích, yêu cầu cho từng bài học. Nhưng khi tham khảo giáo viên nên tiếp thu có chọn lọc, có phê phán và phải căn cứ vào điều kiện thực tế của trường, của líp, của bản thân.

Bước 4: Tù đánh giá khả năng nắm vững nội dung, phương pháp, các thiết bị có được, thời gian để dạy bài này. Trước khi lùa chọn phương pháp dạy học nào là phù hợp với nội dung môn học người dạy cần tự đánh giá khả năng nắm vững nội dung của mình, những phương tiện, điều kiện dạy và học

(phòng thí nghiệm nhà trường hoặc phương tiện giáo viên học sinh có thể có được).

Tự đánh giá khả năng nắm vững nội dung bài dạy đÓ lùa chọn phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, nếu sử dụng một phương pháp dạy học thường xuyên, dù có thuần thục đến mấy cũng sẽ dẫn đến kém hấp dẫn. Giáo viên tự đánh giá khả năng sử dụng các phương pháp dạy học của mình, phát huy sở trường và sở đoản trong quá trình sử dụng phương pháp dạy học.

Phương pháp dạy học còn chịu sự qui định của phương tiện và các điều kiện dạy học. Vì thế khi lùa chọn và sử dụng phương pháp dạy học, giáo viên cần dùa vào những điều kiện, trang thiết bị của nhà trường và khả năng tự tạo các trang thiết bị dạy học. Mỗi phương pháp dạy học cần có những phương tiện và điều kiện tương ứng. Do đó, giáo viên cần biết tận dụng tối đa các phương tiện, điều kiện dạy học thích hợp. Ngoài ra khi lùa chọn phương pháp dạy học, giáo viên cần tính đến quĩ thời gian có được cho mỗi đơn vị bài học.

Bước 5: Lùa chọn hình thức dạy theo líp, nhóm, phòng thí nghiệm, tự đọc nội dung nào. Phương pháp dạy học chịu ảnh hưởng của nhân tố chủ quan, trong thực tế giáo viên có xu hướng sử dụng phương pháp dạy học mà mình quen sử dụng. Thực tế cho thấy ưu điểm của phương pháp này có thể khắc phục được nhược điểm của phương pháp khác nếu được sử dụng hợp lí. Mặt khác, dạy học bao giê cũng phụ thuộc vào điều kiện líp học, khả năng của người học, các phương tiện hỗ trợ... căn cứ vào đó, người dạy lùa chọn những hình thức dạy học hợp lí (dạy toàn líp, dạy theo nhóm hay cá nhân; dạy ở líp hay dạy trong phòng thí nghiệm, ngoài trời, thực tế cơ sở...)

Bước 6: Lùa chọn phương pháp dạy phù hợp với từng đơn vị nội dung của bài. Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm nhất định của nó. Giáo viên cần biết lùa chọn những phương pháp dạy học phù hợp với từng đơn vị nội dung cũng như vào khả năng thực hiện của bản thân.

* Điều kiện thực hiện quy trình lùa chọn phương pháp dạy một bài

Hình thành tri thức về phương pháp dạy học Hướng dẫn thực hiện theo mẫu

Giao những nội dung cụ thể để sinh viên lùa chọn các PP dạy học

Tổ chức sinh viên thực hành phương pháp dạy Đánh giá và tự đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên ở trường Cao đẳng Cần Thơ (Trang 81)