Kiến tập là cơ hội tốt nhất để các giáo sinh đối chiếu những gì họ tiếp thu được trong quá trình học tập tại trường sư phạm với thực tiễn nhà trường, là điều kiện để sinh viên nhận định, phê phán về sự phù hợp lý thuyết với thực tiễn giáo dục dạy học ở nhà trường.
Bước 1: Xác định mục đích của buổi đi kiến tập. Kiến tập là khoảng thời gian giáo sinh củng cố, hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng đã được học, giúp sinh viên sư phạm đi sâu tìm hiểu thực tế giáo dục, tiếp xúc với học sinh và giáo viên ở trường phổ thông, qua đó hình thành thái độ nghề nghiệp, thúc đẩy quá trình tự rèn luyện theo yêu cầu của nghề nghiệp.
Bước 2: Quan sát diễn biến hành động của học sinh. Giáo sinh mới kiến tập thường quan sát hành động của học sinh như: đi học (giê giấc ra vào líp); giờ chơi (quan hệ thái độ của giáo viên – học sinh, học sinh – học sinh)
kể cả tham gia trò chơi; hoạt động ngoại khóa (tinh thần, thái độ); trong giê học (những biểu hiện, nhận thức, chú ý)... Quan sát các hành động giảng dạy, phát vấn, cách giải quyết tình huống sư phạm của giáo viên
Bước 3: Lắng nghe lời giảng hay hướng dẫn của người phụ trách hoạt động. Vì sao phải lắng nghe? Đó là cách giáo sinh chó ý để nắm vấn đề chính xác, hái, trao đổi, biết đặt vấn đề khi không hiểu điều giáo viên hướng dẫn trình bày. Trong khi lắng nghe giáo sinh phải ghi chép những yêu cầu của người hướng dẫn hoạt động (hồ sơ, giáo án, sổ chủ nhiệm, cách theo dõi học sinh...)
Bước 4: Ghi chép, mô tả diễn biến hành động đã diễn ra. Ghi chép là một hình thức giúp giáo sinh có thể ghi nhớ được những việc cần làm và quá trình mô tả diễn biến hành động đã diễn ra giúp giáo sinh rót ra được những bài học từ thực tế. Thông thường khi tham gia kiến tập, giáo sinh thường ghi chép những vấn đề như: ghi sổ dự giê, ghi tiến trình một buổi rút kinh nghiệm dự giê
* Ghi sổ dự giê: sinh viên cần chăm chú quan sát, theo dõi, ghi chép tiến trình nội dung của bài giảng và ghi rõ mọi quy trình thực hiện từng nội dung của giáo viên, ghi nhận xét của mình về những vấn đề cần thiết. Cụ thể là:
Nhận xét việc chuẩn bị bài của giáo viên: Chất lượng của bảng thiết kế bài giảng; Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học; Những cái mới trong quá trình chuẩn bị bài giảng.
Tiến trình bài giảng: được thực hiện theo quy trình tổ chức dạy học trên líp. Tuy nhiên, tiến trình dạy học được biến hóa linh hoạt tùy vào hoàn cảnh cụ thể.
Khâu ổn định tổ chức líp (ghi rõ thực hiện là bao nhiêu phót): tâm thế của học sinh bước vào giê học; phương pháp tạo ra sự hưng phấn cho học sinh trong giê học.
Khâu kiểm tra bài cũ: hình thức kiÓm tra đã thích hợp chưa ( miệng, viết, thực hành, trắc nghiệm); số lượng và chất lượng bài kiểm tra; công việc học sinh phải làm trong lúc kiểm tra; những sai sót học sinh mắc phải và sự uốn nắn của giáo viên về những sai sót đó; những ưu điểm của học sinh trong khi trả bài; phương pháp đánh giá kết quả những việc làm của học sinh; sự công bằng, chính xác trong đánh giá, cho điểm; dư luận của học sinh về việc kiểm tra (độ khó, dễ của đề, thời gian làm bài).
Khâu trình bày bài mới: ghi rõ từng nội dung của bài giảng và sự phân bố thời gian cho từng nội dung đó. Chú ý nhận xét: nghệ thuật sư phạm trong khâu chuyển tiếp vào bài mới; việc thể hiện nội dung của mục tiêu trong bài giảng (kiến thức, kỹ năng, thái độ); việc thể hiện tính thực tế, thực tiễn, tính hệ thống, tính lôgíc, tính kế thừa trong bài giảng; tâm lý của học sinh khi nghe giảng (sự chú ý, hứng thó, tinh thần tham gia, phát biểu ý kiến, những thắc mắc, tính sáng tạo).
Khâu củng cố bài (thời gian thực hiện): nội dung giáo viên củng cố, khắc sâu; phương pháp củng cố bài giảng (vấn đáp, luyện tập, thực hành, phiếu trắc nghiệm; kết quả lĩnh hội bài giảng của học sinh qua phần củng cố bài; tác dụng của phần củng cố, liên hệ với phần thực tiễn.
Khâu hướng dẫn bài tập ở nhà (thời gian thực hiện): những yêu cầu giáo viên đặt ra và những nội dung hướng dẫn học sinh học tập ở nhà; phương pháp hướng dẫn học sinh học tập ở nhà; khối lượng và chất lượng các bài tập; ý thức của học sinh khi tiếp nhận nhiệm vụ.
Kết thúc bài giảng: tính tổ chức và kỷ luật của học sinh trong những phót cuối giê học; tâm trạng của học sinh sau giê học (phấn khởi, uể oải, chán nản...)
Những kết luận cần rót ra sau tiết dự: hiệu quả của việc thực hiện mục đích bài dạy; kết quả của việc thực hiện kế hoạch, nội dung, phương pháp, phương tiện, phương thức của bài giảng. Việc phân bố thời gian cho từng nội dung bài giảng; những ưu điểm và hạn chế trong bài giảng, nguyên nhân; những bài học kinh nghiệm cần rót ra.
* Tiến trình một buổi rút kinh nghiệm dự giê
Người dạy trình bày lại mục đích, kế hoạch thực hiện bài giảng, công việc chuẩn bị giáo án, những thuận lợi và khó khăn của bản thân trong khi chuẩn bị bài giảng và lên líp. Tự đánh giá kết quả.
Sinh viên dự giê dùa vào những tư liệu đã ghi chép được trong quá trình dự giê để phát biểu ý kiến của mình theo những gợi ý ở trên.
Giáo viên hướng dẫn tổng kết các ý kiến góp ý và đưa ra những kết luận khái quát về ưu, nhược điểm của tiết dạy. Các giáo sinh ghi lại những kết luận đó vào sổ dự giê của mình để rút kinh nghiệm cho các tiết dạy lần sau.
Khi tiếp thu ý kiến đánh giá của giáo viên hướng dẫn, sinh viên được quyền bày tỏ chính kiến của mình về những nhận xét đó. Nếu có chỗ nào chưa thỏa đáng thì cần trao đổi lại ngay trong lúc rút kinh nghiệm để giáo viên hướng dẫn giải thích, trả lời nhằm tạo ra sự thống nhất cao giữa giáo viên hướng dẫn và giáo sinh thực tập. Tránh tình trạng sau khi rót kinh nghiệm lại chưa thỏa đáng, phàn nàn, trách móc, bàn tán tạo thành những dư luận không hay. Cuối buổi rút kinh nghiệm, giáo viên hướng dẫn cần hoàn tất lời nhận xét, đánh giá giê
dạy đối với giáo sinh để ghi vào phiếu đánh giá giê dạy gửi lên ban chỉ đạo thực tập sư phạm cấp trường một cách kịp thời.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, nếu tổ chức tốt các buổi rút kinh nghiệm sau giê dạy thì những hành động dạy học được kiểm soát và điều chỉnh tốt hơn đồng thời mối quan hệ giữa giáo viên hướng dẫn và giữa giáo sinh với nhau càng gắn bó mật thiết hơn. Mặt khác, giáo sinh sẽ tù tin, hăng hái, nghiêm túc hơn trong khi tiến hành buổi kiến tập giảng dạy.
Nói tóm lại, thực tập sư phạm là một hoạt động phức tạp, bao gồm nhiều công việc khác nhau. Muốn đạt được kết quả cao sinh viên phải có tinh thần kiên trì và ý chí quyết tâm thực hiện đầy đủ, có hiệu quả toàn bộ hệ thống việc làm với quan niệm “đòn bẩy mạnh nhất trong các đòn bẩy, đó là ý chí”.
Bước 5: Rót ra các bước tiến hành dạy một bài hoặc tổ chức một hoạt động.
Bước 6: Nhận xét kết quả của hoạt động đã kiến tập. Sau đợt thực tập sư phạm có nhận xét của giáo viên hướng dẫn và nhận xét của sinh viên. Tự nhận xét và nhận xét của trường phổ thông (hồ sơ gồm có):
Nhật ký thực tập, các bài soạn dự giê và giáo án lên líp Phiếu đánh giá kết quả thực tập giảng dạy.
Phiếu đánh giá kết quả thực tập chủ nhiệm. Báo cáo thu hoạch.
Phiếu đánh giá xếp loại thực tập.
* Điều kiện thực hiện quy trình học khi kiến tập
Hình thành tri thức về kỹ năng học khi kiến tập, thực tập Hướng dẫn sinh viên về quy trình của buổi kiến tập, thực tập
Sinh viên quan sát thực tế
Phân tích đánh giá kết quả quan sát
Rót ra các bài học kinh nghiệm từ kết quả quan sát Thực hành dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục Đánh giá và tự đánh giá
3.2.3 Nhóm biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học3.2.3.1 Mục đích của biện pháp 3.2.3.1 Mục đích của biện pháp
Lý luận và thực tiễn đã khẳng định, muốn nâng cao chất lượng dạy học phải đồng thời nâng cao chất lượng soạn giáo án, chất lượng tổ chức hoạt động dạy học trên líp và chất lượng tự học của học sinh.
Mục đích của biện pháp này là trang bị cho sinh viên quy trình lùa chọn phương pháp phù hợp để dạy một bài cho đối tượng học sinh cụ thể, trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể; trang bị cho sinh viên cách thể hiện kế hoạch bài học (giáo án) trên văn bản theo cấu trúc hợp lý; trang bị cho sinh viên quy trình tiến hành dạy một bài trên líp theo giáo án đã chuẩn bị.
3.2.3.2 Nội dung của biện pháp
Trong quá trình dạy phần lý luận dạy học, giảng viên dần dần trang bị cho sinh viên các quy trình lùa chọn phương pháp tối ưu cho một bài học, cách thể hiện giáo án trên văn bản và các bước tiến hành dạy một bài trên líp. Các quy trình này là trọng tâm trong từng bài giảng, đồng thời là những trọng tâm mà sinh viên phải nắm vững và rèn luyện kỹ năng vận dụng các quy trình vào thực hành. Đây cũng là những trọng tâm để giảng viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
3.2.3.3 Các bước tiến hành