Quy trình tổ chức dạy học trên líp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên ở trường Cao đẳng Cần Thơ (Trang 87 - 89)

Nhóm kỹ năng này được tiến hành theo quy trình sau:

Bước 1: Ổn định tổ chức líp. Mục đích của hành động này nhằm đảm bảo trật tự líp, tạo nề nếp trong học tập. Giáo viên nên gây không khí phấn khởi học tập trong học sinh, đồng thời qua đó có thể tìm hiểu được tình hình của líp.

Bước 2: Kiểm tra bài cũ (nếu có). Kiểm tra bài cũ là công việc thường xuyên của giáo viên nhằm đôn đốc học sinh học tập. Mặt khác, đó cũng là cách người dạy kiểm tra khả năng nắm vững tri thức của người học, phát hiện những nhận thức chưa đầy đủ trong học sinh để có cơ sở cho việc điều chỉnh kịp thời nhận thức của học sinh và hoạt động dạy của bản thân.

Bước 3: Nêu vấn đề kích thích hứng thó học tập của học sinh. Nêu vấn đề phải được chuẩn bị trước trong quá trình giáo viên làm việc độc lập (soạn giáo án). Vấn đề được nêu ra phải phù hợp với trình độ của người học và có khả năng kích thích được tư duy của học sinh.

Bước 4: Trình bày mục đích yêu cầu của bài học. Mục đích là cái mà người dạy và người học cần theo đuổi vì vậy nó phải được trình bày để cả người dạy và người học cùng nhau phối hợp nhằm đạt tới mục đích dạy và học. Mặt khác, khi biết rõ mục đích học tập phải đạt được trong từng bài học, người học sẽ biết cách tự tổ chức, sắp xếp thời gian và có những biện pháp khác nhau để đi đến mục tiêu đó. Nghĩa là, họ có thể chủ động trong việc lập kế hoạch học tập.

Bước 5: Trình bày lần lượt các đơn vị nội dung của bài mới. Đây là mức độ cao của quá trình phối hợp hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Giáo viên là người tổ chức, điều khiển từng hành động học; Học sinh thực hiện nhiệm vụ học đồng thời cũng tự điều khiển quá trình nhận thức của bản thân.

Bước 6: Rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết vào bài tập. Đây là lúc người giáo viên tạo cơ hội để người học vận dụng các kỹ năng học (cả kỹ năng học lý thuyết và kỹ năng học thực hành. Vấn đề cơ bản của quá trình rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết cho học sinh là giúp người học hình thành tinh thần tự học, tự rèn luyện.

Bước 7: Củng cố, khắc sâu kiến thức, kỹ năng cơ bản của bài. Làm cho học sinh hiểu và nắm vững hơn những điều đã lĩnh hội. Bước đầu rèn luyện kỹ năng qua hệ thống bài tập. Khâu này giúp giáo viên bước đầu nắm được học sinh hiểu bài đến đâu để bổ sung, điều chỉnh kịp thời.

Bước 8: Hướng dẫn học sinh tự học, cách giải các bài tập khó * Điều kiện thực hiện quy trình tổ chức dạy học trên líp

Hình thành tri thức về kỹ năng tổ chức dạy học trên líp Làm mẫu

Hướng dẫn thực hiện theo mẫu Giao bài tập thực hành

Tổ chức dạy thử trên líp 60

Sinh viên tự luyện tập

Đánh giá và tự đánh giá kết quả luyện tập của sinh viên.

3.2.4 Nhóm biện pháp rèn luyện kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục3.2.4.1 Mục đích của biện pháp 3.2.4.1 Mục đích của biện pháp

Tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài trường, công tác chủ nhiệm líp là những nhiệm vụ cơ bản đối với một giáo viên. Lâu nay trong các trường sư phạm, chương trình dành nhiều thời gian dạy tri thức các bộ môn khoa học cơ bản. Thời gian dành cho dạy học nghiệp vụ sư phạm Ýt và chủ yếu dạy lý thuyết. Rèn luyện kỹ năng thực hành nghề lại chủ yếu tập trung vào rèn luyện kỹ năng dạy học. Vì vậy thời gian cho rèn luyện kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục còn Ýt được quan tâm.

Mục đích của nhóm biện pháp này là trang bị cho sinh viên các quy trình tổ chức sinh hoạt líp chủ nhiệm, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giê lên líp nhằm nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giê lên líp nhằm nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường phổ thông.

3.2.4.2 Nội dung của biện pháp

Giúp cho sinh viên biết cách tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện của các học sinh trong líp; chẩn đoán khả năng phát triển của các cá nhân, của líp; xây dựng kế hoạch phát huy thế mạnh, khắc phục các yếu kém của líp; có kế hoạch phối hợp với cha mẹ, đoàn thể để giáo dục cá nhân chưa tiến bộ; tổ chức học sinh tham gia các hoạt động ngoài giê lên líp; phân công giao nhiệm vụ phù hợp để khai thác các năng lực vượt trội của cá nhân trong từng lĩnh vực và khả năng của tập thể; tăng cường vai trò tự quản của học sinh trong tổ chức các hoạt động của líp, của tập thể, Đoàn, Đội.

3.2.4.3 Cách thức tiến hành

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên ở trường Cao đẳng Cần Thơ (Trang 87 - 89)