Theo lý thuyết hoạt động mỗi hoạt động bao giê cũng được cụ thể hóa bằng nhiều hành động. Mỗi hành động đều có mục đích được thực hiện bằng những thao tác tương ứng theo một trình tự nhất định. Như vậy để thực hiện hành động có kết quả cần:
Xác định rõ mục đích hành động.
Nắm vững tri thức liên quan đến hành động, thao tác.
Biết chọn các thao tác hướng tới mục đích hành động phù hợp. Biết sắp xếp trình tù các thao tác thực hiện hành động theo quy trình hợp lý.
Thực hiện thành công các thao tác hành động theo trình tự đã lùa chọn.
Những hành động khác nhau thì có các thao tác và quy trình thực hiện khác nhau. Để thực hiện cùng một mục đích có thể lùa chọn thao tác và quy trình thực hiện hành động khác nhau. Điều đó thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo trong khi hành động. Ví dô: Người ta có thể tìm ra nhiều cách để giải một bài toán. Trong khi tiến hành bài tập nghiên cứu khoa học, để xử lý số liệu nghiên cứu người ta có thể tính bằng tay theo những công thức phù hợp; cũng có thể sử dụng phần mềm vi tính để hỗ trợ.
Tóm lại, chóng tôi đồng tình với quan niệm người có kỹ năng là người biết xác định mục đích, có kiến thức về hành động, biết lùa chọn, sắp xếp các thao tác theo một trình tự nhất định phù hợp với điều kiện và mục đích đề ra và thực hiện thành công theo quy trình đó để đạt kết quả mong muốn.
Trong quá trình học, sinh viên làm việc với các nguồn tri thức chủ yếu là lời nói, chữ viết, phương tiện trực quan, bài tập giải quyết các vấn đề học tập.
Biểu đạt bằng lời nói gồm lời giảng của giáo viên, thảo luận nhóm, nghe các phương tiện thông tin là nguồn tri thức phong phú luôn mang tính thời sự và các thông tin mới mang theo chính kiến của người nói.
Nguồn tri thức là phương tiện trực quan đó là những tri thức rót ra từ thực tiễn, từ các thí nghiệm, mô hình, vật thật, bản đồ, tranh ảnh, phim học tập, các hoạt động giáo dục, các giê kiến tập, thực tập, thực hành giáo dục.
Nguồn tri thức là các văn bản. Toàn bộ các tri thức của xã hội loài người được lưu giữ trong sách, giáo trình, tài liệu tham khảo, mạng Internet... Đây là nguồn tri thức phong phú, đa dạng cho hoạt động học.
Nguồn tri thức là các bài tập, các đề án, đề tài nghiên cứu. Thông qua giải quyết các vấn đề học tập , sinh viên luôn tìm được các kiến thức, kỹ năng, phương pháp mới bằng lao động học tập, sáng tạo của mình.
Giảng viên cần biết các phương pháp giảng dạy đối với các nguồn tri thức và sinh viên cần có các kỹ năng, phương pháp học tương ứng với các nguồn tri thức đó.
Thực hiện thành công mỗi hành động học được biểu hiện là biết một kỹ năng. Như vậy, có bao nhiêu hành động học cần có bấy nhiêu kỹ năng học tương ứng. Trong thực tế, có những kỹ năng chung được sử dụng để học một số môn học, có các kỹ năng được sử dụng nhiều trong khi học một môn. “Những kỹ năng chung, có khả năng di chuyển rộng được sử dụng để học nhiều môn hoặc sử dụng nhiều trong khi học một môn được gọi là kỹ năng học cơ bản” [9,11]
Tóm lại, trong quá trình nhận thức người học cần có kỹ năng học cơ bản. Có bao nhiêu loại hành động học thì có Ýt nhất chõng Êy kỹ năng. Khi nắm được nhiều kỹ năng học cơ bản, người học có khả năng vận dông linh hoạt, sáng tạo các kỹ năng cũ vào hình thành kỹ năng mới để thực hiện hành động học tập một sáng tạo. Khi đó người học có phương pháp học.
* Xây dựng các nhóm kỹ năng học cơ bản theo quy luật hoạt động nhận thức
Theo quy luật hoạt động nhận thức: quá trình nhận thức đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi trở về thực tiễn. Đứng trước đối tượng nhận thức người học cần có kinh nghiệm cá nhân (KNCN). KNCN càng phong phú thì quá trình sử dụng các giác quan tiến hành nhận thức cảm tính (NTCT) càng đầy đủ chính xác.
Khi KNCN phong phó, NTCT chính xác sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát chính xác, thuận lợi để tìm ra mối liên hệ bên trong, bản chất của sự vật hiện tượng. Đó là quá trình nhận thức lý tính (NTLT).
Khi KNCN và NTLT chính xác sẽ vận dụng vào bài tập thực hành, vào thực tiễn hiệu quả.
Trong học tập sinh viên phải ghi nhớ dài hạn các kiến thức, kỹ năng cơ bản, tái hiện, biểu đạt lại cho người khác hiểu được, đó là quá trình kiểm tra, tù kiểm tra các tri thức mới trước khi ghi vào bộ nhớ, hình thành KNCN ở trình độ mới. Học với bất kỳ nguồn tri thức nào (lời nói, trực quan, chữ viết...) sinh viên điều phải tiến hành: tổ chức hoạt động học; thu thập thông tin học tập; xử lý thông tin; vận dụng vào bài tập thực tiễn; tù kiểm tra điều chỉnh kiến thức, kỹ năng mới. Nghĩa là theo quy luật nhận thức, hoạt động học bao gồm năm nhóm kỹ năng học cơ bản đó là:
Nhóm kỹ năng tổ chức hoạt động học bao gồm các kỹ năng xác định mục tiêu, nội dung hoạt động, dự kiến kế hoạch phân công trong nhóm, chuẩn bị các điều kiện.
Nhóm kỹ năng thu thập thông tin bao gồm: tiến hành quan sát, đọc, nghe giảng, thảo luận, thu thập thông tin trên sơ đồ, biểu bảng, đồ thị, thí nghiệm.
Nhóm kỹ năng xử lý thông tin bao gồm sự tổng hợp, phân tích các thông tin để tìm các mối liên hệ bản chất của sự vật hiện tượng.
Nhóm kỹ năng vận dụng lý thuyết vào các bài tập thực hành, thực tiễn.
Nhóm kỹ năng tự kiểm tra, điều chỉnh bao gồm các kỹ năng học, ghi nhớ dài hạn, kỹ năng tái hiện biểu đạt lại bằng lời nói, chữ viết, thực hành cho người khác hiểu được.
Năm nhóm kỹ năng cơ bản bao quát các hành động học đối với một hoạt động học khép kín. Như vậy, xét về bản chất hoạt động nhận thức của học sinh khi có thầy hay không có thầy đều giống nhau. Nghĩa là hoạt động học và tự học có bản chất giống nhau.
Mét sinh viên biết xác định mục đích học tập, có kiến thức về lĩnh vực hoạt động, biết lùa chọn các hành động học cùng hướng tới mục đích hoạt động, biết sắp xếp trình tự các hành động và thực hiện thành công các hành động theo trình tự đó để đạt tới mục đích mong đợi ta nói người đó biết phương pháp học. Như vậy muốn biết phương pháp học, sinh viên phải nắm được các nhóm kỹ năng học cơ bản. Muốn nắm được kỹ năng học cơ bản phải thông qua nắm kỹ năng khi học từng bài của từng môn học. Nghĩa là muốn dạy phương pháp học phải thông qua dạy kiến thức, kỹ năng từng bài của từng môn học.