b. Quy trình tổ chức một hoạt động ngoài giê lên líp
3.2.5 Biện pháp rèn luyện kỹ năng làm bài tập nghiên cứu 1 Mục đích của biện pháp
3.2.5.1 Mục đích của biện pháp
Tự học ở trình độ cao là sinh viên tự phát hiện vấn đề, tự hình thành đề tài nghiên cứu hoặc theo sự cố vấn của giảng viên. Muốn nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, sinh viên cần biết phương pháp tự học, tự nghiên. Quy trình hành động này cần được hình thành và rèn luyện cho sinh viên ngay trong quá trình học môn GDH.
Mục đích của biện pháp này là giúp cho sinh viên có khả năng nghiên cứu các vấn đề chuyên môn về phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục để đưa lý luận vào thực tiễn nhà trường. Thông qua nghiên cứu để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng các yêu cầu giáo dục trong nhà trường.
3.2.5.2 Nội dung của biện pháp
Trong quá trình dạy học môn GDH, giảng viên dạy cho sinh viên cách quan sát, lôgích tư duy để phát hiện các vấn đề cần nghiên cứu, tự học; Biết tìm nguồn thông tin trợ giúp từ thư viện, mạng, từ kinh nghiệm thực tiễn của các nhà giáo dục; Biết thu thập thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề nghiên cứu; Biết phân tích tổng hợp khái quát các vấn đề từ các nguồn tài liệu khác nhau; Biết động não, nhận xét phê phán, đề xuất những ý kiến, các biện pháp, cách thức giải quyết vấn đề; Biết trình bày lại vấn đề rõ ràng; đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, các kết luận cần thiết. Biết ghi trích dẫn các tài liệu tham khảo đúng quy cách.
3.2.5.3 Cách thức tiến hành
Bài tập nghiên cứu khoa học ở trường sư phạm là hình thức thực hành của học phần “Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục” nghiên cứu khoa học cũng là một trong những hình thức rèn luyện hữu hiệu kỹ năng nghề nghiệp. Đây là một hình thức học giúp sinh viên phát hiện bản chất của vấn đề, sáng tạo ra những phương pháp mới nhằm cải tiến sự vật từ đó mở rộng đào sâu tri thức, hình thành thãi quen khoa học.
Nghiên cứu khoa học có nhiều cấp độ khác nhau: đề tài cấp Bộ, đề tài cấp nhà nước, đề tài cấp cơ sở nhưng đối với sinh viên sư phạm thì nghiên cứu khoa học ở mức độ là thực hành nghiên cứu khoa học dưới dạng các bài tập tâm lý giáo dục khi đi thực tập. Thông qua hình thức nghiên cứu này, các giáo sinh có cơ hội thực hành nghiên cứu khoa học giáo dục một mặt có thể
nâng cao trình độ thông qua quá trình nghiên cứu mặt khác có thể rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, hình thành thãi quen khoa học để khi trở thành giáo viên có thể viết những sáng kiến kinh nghiệm; tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục và đây cũng là hình thức tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề của giáo viên.
Bước 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu và đặt tên đề tài. Quá trình nghiên cứu được bắt đầu từ việc xác định vấn đề nghiên cứu hay nói các khác là lùa chọn đề tài. Sự kiện khoa học là điểm xuất phát của chủ đề nghiên cứu. Người nghiên cứu lùa chọn sự kiện để xác định vấn đề nghiên cứu cho mình.
Sự kiện khoa học là cơ sở đầu tiên để đề tài được thực hiện. Sự kiện khoa học là những sự kiện chứa đựng những vấn đề đòi hỏi phải được lý giải bằng phương pháp khoa học. Nhưng những sự kiện khoa học thật ra xuất phát từ những sự kiện thông thường trong hoạt động động thực tiễn nhưng chứa đựng những mâu thuẫn không thể giải quyết bằng kinh nghiệm thông thường mà giải quyết bằng phương pháp khoa học. Khi lùa chọn vấn đề nghiên cứu phải tính đến yếu tố mới trong đề tài và việc giải quyết các mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực tiễn; giữa vấn đề nghiên cứu với những tồn tại chưa được giải quyết hoặc các công trình đã nghiên cứu nhưng chưa hiệu quả. Hay nói cách khác, xác định vần đề nghiên cứu là trả lời cho câu hỏi “Nó là gì?”. Khi vấn đề được xác định thì người nghiên cứu phải đặt tên cho đề tài. Tên đề tài phải thể hiện cô đọng nhất nội dung nghiên cứu của đề tài.
Bước 2: Xác định mục đích nghiên cứu. Mục đích là những kết quả đạt được sau một quá trình nghiên cứu. Nã là sự định hướng cho toàn bộ quá trình nghiên cứu đề tài. Tác giả phải trả lời được câu hỏi đề tài này nghiên cứu nhằm mục đích gì, để giải quyết vấn đề gì trong thực tiễn cũng như trong lý luận.
Bước 3: Xác định nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Nhiệm vụ nghiên cứu là những công việc cụ thể phải làm để đạt được mục đích của bài tập nghiên cứu. Trong bài tập nghiên cứu của giáo sinh, thường nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm các công việc sau:
Xác định vấn đề phạm vi nghiên cứu Xây dựng giả thuyết
Xây dựng cơ sở lý thuyết Thu thập số liệu
Xử lý và phân tích số liệu Tổng hợp kết quả nghiên cứu Tìm giải pháp giải quyết vấn đề Rót ra các kết luận, kiến nghị
Bước 4: Đặt ra giả thuyết và cách giải quyết vấn đề. Giả thuyết khoa học còn gọi là giả thuyết nghiên cứu. Giả thuyết khoa học là sự phỏng đoán sơ bộ một kết luận giả định về bản chất sự vật. Lời nhận định đó sẽ là cơ sở định hướng giúp quá trình nghiên cứu mang tính rõ ràng.
Bước 5: Thu thập các tài liệu lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Tài liệu lý thuyết là những tri thức đã được khái quát và có sự kiểm chứng về mặt khoa học. Dùa vào nội dung nghiên cứu, giáo sinh thu thập những tài liệu lý thuyết liên quan. Các tài liệu lý thuyết bao gồm sách ( kể cả sách điện tử), báo, tạp chí, luận văn, luận án...
Bước 6: Thu thập các tài liệu thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Sau khi xây dùng giả thuyết, xác định mục đích nghiên cứu sinh viên cần xây dựng những phương tiện để tìm hiểu thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Các tài liệu thực tiễn như: thông qua quan sát, quay phim, chụp ảnh, sử dụng bảng hỏi, thí nghiệm... tùy vào nội dung nghiên cứu mà người học khảo sát thực tiễn thích hợp.
Bước 7: Phân tích lý luận và thực tiễn để tìm giải pháp vấn đề nghiên cứu. Những tài liệu lý thuyết và thực tiễn đã được thu thập thì vấn đề quan trọng là người nghiên cứu phải đọc được bản chất vấn đề thông qua kết quả nghiên cứu, phân tích vấn đề để tìm ra những phương hướng, những giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề.
Bước 8: Diễn đạt kết quả nghiên cứu bằng văn bản theo mẫu quy định. Kết quả nghiên cứu được trình bày dưới dạng văn bản. Thông thường các đề tài nghiên cứu khoa học được trình bày theo mẫu quy định. Căn cứ vào mẫu quy định chung của Bộ Giáo dục và đào tạo mỗi trường cũng xây dựng mẫu trình bài bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên.
* Điều kiện thực hiện quy trình tiến hành bài tập nghiên cứu
Hình thành tri thức về các bước tiến hành bài tập nghiên cứu khoa học
Hướng dẫn thực hiện theo mẫu Giao bài tập thực hành
Kiểm tra sản phẩm nghiên cứu Sinh viên tự luyện tập
Đánh giá và tự đánh giá kết quả luyện tập của sinh viên. Tóm lại, để đạt được mục đích rèn luyện kỹ năng học cơ bản cho sinh viên, tác giả đã lùa chọn năm nhóm biện pháp, trang bị cho sinh viên 10 quy trình hoạt động nhận thức và rèn luyện kỹ năng thực hành. Đây là những sơ đồ hành động học. Để nắm được các kỹ năng, phương pháp học, sinh viên cần có quá trình rèn luyện trình độ từ thấp đến cao thông qua quá trình học, kiến tập, thực tập. Các kiến thức, kỹ năng về các quy trình này cũng là những kiến thức kỹ năng cơ bản giảng viên phải dạy và sinh viên phải học và nắm chắc các quy trình. Để nâng cao trình độ nhận thức về tự học môn GDH, tác giả xây dựng:
Quy trình hoạt động học với nguồn tri thức là lời nói. Quy trình hoạt động học với nguồn tri thức là chữ viết.
Quy trình hoạt động học với nguồn tri thức thực tiễn (trực quan). Quy trình học trong quá trình dự giê, thảo luận, rút kinh nghiệm. Để rèn luyện các kỹ năng dạy học, tác giả đã xây dựng:
Quy trình lùa chọn phương pháp tối ưu cho một bài học.
Quy trình biểu đạt một kế hoạch bài học trên văn bản (giáo án). Quy trình tổ chức dạy học trên líp.
Để rèn luyện kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, tác giả xây dựng: Quy trình tổ chức sinh hoạt líp chủ nhiệm.
Quy trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giê lên líp.
Biện pháp 5, tác giả đã cung cấp cho sinh viên quy trình tiến hành một bài tập nghiên cứu.
Các quy trình hành động này sẽ là nội dung trọng tâm giảng dạy, rèn luyện cho sinh viên trong quá trình dạy học. Nếu trong suốt quá trình dạy học môn GDH, giảng viên chú trọng giảng dạy các quy trình này, sinh viên nổ lực rèn luyện theo các quy trình này thì từng bước họ sẽ nắm được các kỹ năng học cơ bản, phương pháp học để nâng cao năng lực sư phạm của cá nhân.