Vai trò của tự học đối với việc nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên ở trường Cao đẳng Cần Thơ (Trang 27 - 29)

Giáo dục học

Nói đến chất lượng giáo dục là nói đến toàn bộ hoạt động của quá trình giáo dục như: chất lượng giáo dục, giảng dạy, chương trình, trình độ giáo viên, sinh viên, cơ sở vật chất… Tuy nhiên chúng tôi chỉ giới hạn bàn đến chất lượng người. Chất lượng của quá trình học tập được thể hiện thông qua khả năng đáp ứng nhiệm vụ học tập đối với từng nôn học, từng ngành nghề. KÕt quả này không đơn thuần là điểm số người học đạt được mà quan trọng hơn là những năng lực, phẩm chất mà sinh viên đạt được để thích ứng đối với các yêu cầu ngày càng cao trong giáo dục nhà trường.

Thực tế giáo dục cho thấy, trong quá trình học tập thì các điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định trực tiếp hiệu quả học tập. Mặc dù nội dung chương trình, điều kiện học tập, phương pháp giảng dạy… có tốt đến đâu nhưng nếu thiếu yếu tè chủ quan, thiếu động cơ học, không có phương pháp học tập hợp lí, không chịu tự học, tự rèn luyện thì không thể đạt kết quả cao trong học tập được. Do đó tự học giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng học tập nói riêng. Tự học có các vai trò đối với sự phát triển cá nhân là:

Tự học, tự đào tạo quyết định trực tiếp chất lượng và hiệu quả giáo dục. Tự học trước hết giúp người học chuyển hóa kinh nghiệm xã hội thành cái của bản thân. Quá trình chuyển hóa đó phải do chính người học thực hiện. Sinh viên sư phạm là những giáo viên tương lai, để đảm bảo chất lượng học tập, trước hết sinh viên phải có khả năng tự học để đáp ứng được nhiệm vụ học tập. Dạy học ngày nay chỉ có thể đảm bảo chất lượng khi dùa trên cơ sở

kích thích tính tích cực, chủ động còng nh khả tự học, tự đào tạo của người học.

Tự học giúp người học tự lực nắm vững kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp.

Trong quá trình tự học, người học tự tìm kiếm, thu thập, xử lý và sử dông thông tin; người học có thể sàng lọc những tri thức phù hợp, có dịp so sánh, phân tích, đánh giá những tri thức đã tiếp thu. Nhờ đó nắm vững những điều đã học sâu sắc hơn, vững chắc hơn tạo cơ sở cho việc vận dụng vào tình huống thực tiễn thuận lợi. Tâm lý học hoạt động đã chứng minh nhân cách phát triển thông qua hoạt động và mỗi người làm nên nhân cách của chính mình. Vì vậy, muốn nắm vững tri thức người học phải tự vận động cả về hành động bên trong lẫn hành động bên ngoài. Muốn tìm vàng phải đi sâu vào lòng đất, trong quá trình học tập muốn tìm tri thức phải đi sâu vào lý thuyết, đi sâu vào thực hành. Cã nh thế thì tri thức tiếp thu được mới vững chắc. Cái gì mình tự khám phá sẽ nhớ lâu và vững chắc hơn.

Tự học giúp người học mở rộng đào sâu tri thức.

Tự học nhằm làm cho những tri thức tiếp thu được nhờ sự hướng dẫn của giáo viên thêm sắc bén hơn, tạo cơ sở quan trọng cho quá trình thực hành sử dụng thông tin. Sống và làm việc trong xã hội thông tin nên tri thức nhân loại gồm nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau và tất nhiên mỗi cá nhân không thể am hiểu hết tất cả các tri thức đó và mỗi người chỉ có thể nắm vững kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên để hiểu sâu về chuyên môn thì chúng ta cần có vốn tri thức văn hoá chung về nhiều lĩnh vực ngoài chuyên môn. Đó là điều kiện để mỗi người có thể hiểu sâu về chuyên môn, đáp ứng được những yêu cầu đầy biến động của xã hội thông tin.

Tự học giúp người học hình thành thãi quen tư duy khoa học và phương pháp tù học.

Trong quá trình tự học, người học thường xuyên sử dụng các thao tác trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, trừu tượng hoá, khái quát hoá... tạo nên thãi quen tư duy khoa học và hình thành khả năng tự học.

Tự học để giúp người khác tù học.

“Không biết đường mà dẫn sẽ đi sai hướng”. Còng nh thế, giáo sinh sư phạm là những giáo viên tương lai, vì thế không thể dạy cho học sinh cách tự học nếu bản thân không biết về nã. Giáo viên giữ vai trò chủ đạo, chỉ cách học cho học sinh vì vậy trong quá trình hướng dẫn học sinh học tập, giáo viên phải biết cách tự học mới có thể hướng dẫn học sinh cách tự học. Nghề dạy học là công việc của giáo viên - những kỹ sư tâm hồn đảm nhiệm sự nghiệp trồng người. Bản thân người thầy giáo trước hết phải là những tấm gương tự học để mở rộng đào sâu tri thức, tù giác, tích cực, chủ động trong học tập là một trong những con đường cơ bản để tạo ra năng lực nghề nghiệp. Đó là phương tiện để khi trở thành giáo viên có thể hướng dẫn học sinh của mình cách học, cách đào sâu tri thức.

Tự học giúp người học có khả năng học tập suốt đời.

Học không dừng lại ở lứa tuổi thiếu niên, thanh niên mà học ngày nay đã trở thành nhu cầu liên tục và suốt đời để đáp ứng được thực tiễn cuộc sống đặt ra.

Tóm lại, tự học giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập, lao động, sáng tạo. Phương tiện giáo dục của người giáo viên là nhân cách của chính mình. Con đường hoàn thiện nhân cách là tự học. Theo quy luật tự nhiên thì loài sinh vật nào có khả năng thích nghi được với môi trường tự nhiên sẽ có khả năng tồn tại. Theo quy luật xã hội ai có khả năng thích ứng nhanh với xã hội thông tin người đó có cơ hội thành công. Nghĩa là, phải biết thu thập, xử lý thông tin và biết vận dụng chúng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên ở trường Cao đẳng Cần Thơ (Trang 27 - 29)