Quy trình học đối với nguồn tri thức là chữ viết (giáo trình, tài liệu)

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên ở trường Cao đẳng Cần Thơ (Trang 74 - 76)

Bất cứ kỹ năng nào cũng phải được hình thành trên cơ sở lý thuyết. Để có kỹ năng học cơ bản thì trước tiên sinh viên phải nắm vững kiến thức về kỹ năng. Xuất phát từ cấu trúc của kỹ năng là “phải hiểu mục đích, biết cách thức đi đến kết quả và hiểu những điều kiện cần thiết để triển khai cách thức đó” [72, 98] do đó muốn có kỹ năng học môn GDH trước hết người học phải hình thành khả năng giải quyết các bài tập lý thuyết. Giải quyết các bài tập lý thuyết được thực hiện theo quy trình hành động như sau:

Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu của bài về vấn đề cần giải quyết. Xác định mục đích là bước quan trọng để định hướng cho quá trình giải quyết vấn đề. Người đọc biết xác định rõ mục đích của vấn đề cần giải quyết sẽ biết cách lùa chọn những tài liệu cần thiết, tránh được tình trạng mất nhiều thời

gian trong khi giải quyết vấn đề. Khi mục đích giải quyết đề bài được xác định cũng đồng thời người học xác định cách giải quyết, trình bày vấn đề.

Bước 2: Tìm tài liệu cần thiết có liên quan trong danh mục tài liệu tham khảo, trong thư viện, trên mạng Internét về vấn đề cần đọc. Tài liệu học tập là nguồn tri thức vô tận, là nơi tồn tại nội dung cần thiết liên quan đến vấn đề cần học, cần giải quyết. Tài liệu học tập có nhiều loại: giáo trình, sách tham khảo, luận án, luận văn, tạp chí, các bài giảng của giáo viên... Tùy vào vấn đề cần giải quyết, người học có thể chọn những tài liệu tương ứng để đọc và giải quyết vấn đề.

Bước 3: Xây dựng kế hoạch đọc các tài liệu tìm được. Đọc sách để học, để giải quyết các bài tập lý thuyết khác với kiểu đọc thông thường do đó phải có tính kế hoạch. VÊn đề cần chú ý khi đọc để giải quyết các bài tập lý thuyết là phải xây dựng đề cương đọc theo mục đích yêu cầu của đề bài cần giải quyết.

Bước 4: Đọc lướt tài liệu, tìm nội dung liên quan đến vấn đề học tập. Có nhiều cách đọc tài liệu : đọc lướt, đọc hiểu, đọc ghi tóm tắt… Tùy theo mục đích, nhu cầu hiểu biết thông tin mà người học lùa chọn cách đọc phù hợp. Trong quá trình giải quyết các bài tập lý thuyết thì đọc lướt là cách giúp người học có cái nhìn khái quát các nội dung tri thức liên quan đến đề bài cần giải quyết.

Bước 5: Đọc hiểu và ghi chép tóm tắt nội dung cần thiết từ các tài liệu đã đọc. Để đọc hiểu vấn đề trong tài liệu cần phải đọc chậm có suy nghĩ, nghiền ngẫm, phân tích, đánh giá, nghiên cứu từng phần, từng nội dung cụ thể. Sau đó là ghi chép tóm tắt nội dung cần thiết liên quan đến vấn đề cần giải quyết hoặc gạch chân những khái niệm quan trọng.

Bước 6: Tổng hợp, phân tích các nội dung thu thập được từ các tài liệu đọc. Đọc chỉ thực sự có giá trị khi người đọc có khả năng tổng hợp, phân tích

vấn đề từ các nguồn tài liệu đã đọc. Khả năng khái quát giúp cho người học hình thành tư duy phê phán, hình thành khả năng nhận thức một vấn đề trong cái nhìn đa chiều của nó, tránh được trường hợp người học đi theo nhận thức phiến diện một chiều.

Bước 7: Trình bày báo cáo, trả lời các câu hỏi đã đặt ra.

Bước 8: Tù kiểm tra, điều chỉnh cách giải quyết vấn đề, kết luận cuối cùng.

* Điều kiện thực hiện quy trình học với tài liệu đọc

Hình thành tri thức về kỹ năng lý thuyết Giao bài tập lý thuyết

Hướng dẫn sinh viên cách giải quyết bài tập Kiểm tra bài tập lý thuyết của sinh viên

Đánh giá, rót ra nhận xét kết quả giải quyết các bài tập của sinh viên.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên ở trường Cao đẳng Cần Thơ (Trang 74 - 76)