Quy trình tổ chức sinh hoạt líp chủ nhiệm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên ở trường Cao đẳng Cần Thơ (Trang 89 - 92)

Là giáo viên sư phạm ngoài nhiệm vô dạy học, giáo viên còn tham gia công tác giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm líp. Để xây dựng một tập thể líp vững mạnh, đoàn kết, tinh thần thi đua sôi nổi, giáo viên phải thường xuyên gặp gỡ líp, tổ chức các hoạt động cho líp, nhất là giê sinh hoạt

chủ nhiệm. Đây là một công việc mang tính thường xuyên và đều đặn. Do đó, giáo sinh phải nắm được quy trình hành động cơ bản của kỹ năng tổ chức một giê sinh hoạt chủ nhiệm líp để thực hiện tốt nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm líp ở trường phổ thông. Kỹ năng tổ chức buổi SHCNL bao gồm các thao tác theo quy trình như sau:

Bước 1: Phát hiện những vấn đề còn tồn tại hoặc nhiệm vụ mới của líp để đặt ra mục đích yêu cầu của buổi sinh hoạt. Giáo viên thường xuyên theo dõi bám sát líp, thông qua các giáo viên bộ môn, ban cán sự líp để nắm thông tin về líp mình, qua đó biết được những mặt mạnh, những mặt còn tồn tại của líp. Có những nhiệm vụ mới nào cần phổ biến cho líp, từ đó đưa ra mục đích, yêu cầu của buổi sinh hoạt. Ở phần này giáo viên cần ghi chép cẩn thận ở sổ công tác.

Bước 2: Chuẩn bị nội dung sinh hoạt líp. Làm tốt yêu cầu này sẽ giúp cho giáo viên đảm bảo được thời gian và nội dung của buổi sinh hoạt, nhận xét đánh giá các mặt đã làm được, trên cơ sở đó đề ra nhiệm vụ mới và giải pháp để thực hiện nhiệm vô.

Bước 3: Học sinh cùng giáo viên đánh giá về ưu nhược điểm của líp hoặc những thuận lợi, khó khăn của líp khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Giáo viên nên kích thích học sinh nêu lên những thuận lợi, khó khăn, thắc mắc, những nguyện vọng tâm tư khi thực hiện nhiệm vụ. Qua đó tuyên dương những cá nhân, nhóm tiên tiến, phê bình nhóm, cá nhân còn yếu, đồng thời giáo viên biết được líp của mình có những mặt mạnh nào, những mặt yếu nào từ đó có thể đưa ra nội dung, yêu cầu khắc phục phù hợp.

Bước 4: Học sinh cùng giáo viên đề xuất biện pháp giải quyết. Giáo viên cùng học sinh đề xuất những biện pháp nhằm phát huy các mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu để hoàn thành tốt nhiệm vụ mới. Trên cơ sở thực tiễn đã đánh giá, giáo viên cùng học sinh đưa ra những giải pháp phù hợp.

Giáo viên và học sinh cũng thảo luận tìm cách khắc phục những tồn tại, qua đó thực hiện tốt kế hoạch công tác mới.

Bước 5: Phân công trách nhiệm cho cán bộ líp, các tổ cá nhân thực hiện. Giáo viên nắm rõ những mặt mạnh, hạn chế của líp, biết được khả năng của từng học sinh trên cơ sở đó phân công nhiệm vụ một cách hợp lý. Có như vậy mới phát huy hết khả năng của học sinh và học sinh sẽ chủ động, tích cực hơn khi thực hiện nhiệm vô.

Bước 6: Phân công giám sát thực hiện. Lùa chọn những học sinh có những tư chất của nhà quản lý, gương mẫu, nhiệt tình, có trách nhiệm cao để làm lực lượng cốt cán, theo dõi chặt chẽ hoạt động của líp, đôn đốc cá nhân, nhóm thực hiện tốt nhiệm vô.

Bước 7: Đánh giá kết quả theo yêu cầu líp đã đặt ra. Giê sinh hoạt líp chủ nhiệm bao giê cũng có hai việc cơ bản: đánh giá công tác tuần, tháng và kế hoạch tuần, tháng tới. Giáo viên cùng học sinh so sánh, đối chiếu xem líp đã thực hiện công việc đạt được kết quả thế nào so với yêu cầu mà trong giê sinh hoạt trước đã đề ra. Từ đó, rút kinh nghiệm cho tuần sau.

Tóm lại, trên đây là những bước để tiến hành một giê sinh hoạt líp chủ nhiệm và cũng là kỹ năng cơ bản để tổ chức buổi sinh hoạt líp. Tuy nhiên, tùy theo tính chất, yêu cầu, nội dung, tình hình, điều kiện thực tế mà giáo viên vận dụng các bước một cách hợp lý.

* Điều kiện thực hiện quy trình tổ chức buổi sinh hoạt chủ nhiệm líp

Hình thành tri thức về kỹ năng tổ chức buổi sinh hoạt chủ nhiệm líp

Làm mẫu

Giao bài tập thực hành

Tổ chức thực hành sinh hoạt chủ nhiệm líp Sinh viên tự luyện tập

Đánh giá và tự đánh giá kết quả luyện tập của sinh viên.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên ở trường Cao đẳng Cần Thơ (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w