Lý thuyết của McClelland tập trung vào ba loại nhu cầu của con ngƣời: “Nhu cầu về thành tựu” - ngƣời có nhu cầu thành tựu cao là ngƣời luôn theo đuổi công việc, giải quyết công việc tốt hơn, là ngƣời mong muốn mạnh mẽ về sự thành công, tuy nhiên họ cũng rất sợ bị thất bại; họ có “Sự nhanh chóng, sớm làm chủ công việc; Xu hƣớng đặt ra các mục tiêu cao cho bản thân; Nhu cầu cao về sự phản hồi cụ thể, tức thì; Lòng mong muốn thực hiện trách nhiệm cá nhân”. Kiểu ngƣời này thích công việc mang tính thách thức, ƣa phân tích đánh giá các vấn đề, chịu trách nhiệm cá nhân về sự hoàn thành công việc, muốn có sự phản hồi thông tin nhanh chóng và cụ thể về kết quả công việc mà họ đang làm. Họ không thích mình mạo hiểm, không ƣa nhàn rỗi và muốn tự điều khiển các công việc riêng của mình. “Nhu cầu về quyền lực” - nghiên cứu của Mc.Clelland và các cộng sự phát hiện ra những ngƣời có nhu cầu cao về quyền lực sẽ quan tâm nhiều đến việc tạo ra ảnh hƣởng và kiểm tra. Họ là ngƣời muốn kiểm soát, có ảnh hƣởng đến môi trƣờng làm việc của ngƣời khác; có sức thuyết phục, nói thẳng, hay đòi hỏi… Những ngƣời có nhu cầu quyền lực mạnh sẽ có xu hƣớng theo đuổi vị trí nhà quản trị. “Nhu cầu về liên minh” - ngƣời lao động có nhu cầu liên minh mạnh sẽ làm việc tốt ở những loại công việc mà sự thành công của nó đòi hỏi kỹ năng quan hệ và sự hợp tác. Họ thƣờng tìm thấy niềm vui khi đƣợc yêu mến và muốn tránh những tổn thƣơng khi bị tách rời khỏi tập thể. Kiểu ngƣời này cũng thích những công việc mà
ở đó tạo ra sự thân thiện và các quan hệ xã hội, họ luôn muốn có tình cảm thân thiết, cảm thông, sẵn sàng an ủi và giúp đỡ ngƣời khác khi gặp khó khăn…
Từ thuyết của Mc.Clelland, chúng ta có thể rút ra nhận định: nhu cầu quyền lực có mối tƣơng quan chặt chẽ với sự thăng tiến và hiệu quả trong một tổ chức, qua đó nó sẽ tác động trực tiếp đến sự thỏa mãn của nhân viên. Những nhà lãnh đạo có nhu cầu quyền lực cao sẽ quản ly hiệu quả và thành công hơn. Họ có khả năng tạo điều kiện làm việc hiệu quả, tạo đƣợc sự thỏa mãn và động viên nhân viên dƣới quyền làm việc tích cực, chăm chỉ và thông qua đó nhiệm vụ, kế hoạch của tổ chức sẽ đƣợc hoàn thành tốt.
Hình 1.3: Lý thuyết thành tựu của Mc.Clelland