Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lõng của cán bộ nhân viên về môi trƣờng làm việc tại navibank - khu vực tây nam bộ (Trang 41)

Qua nghiên cứu cơ sở lý thuyết và tham khảo các mô hình nghiên cứu liên quan, tác giả sẽ đƣa ra mô hình nghiên cứu đề xuất gồm: 01 biến phụ thuộc “Sự hài lòng trong công việc” và 08 biến độc lập “Đặc điểm công việc (1), Đào tạo và thăng tiến

(2), Lãnh đạo (3), Đồng nghiệp (4), Thu nhập (5), Điều kiện làm việc (6), Phúc lợi (7), Ghi nhận thành tích (8).

Bảng 1.4: Nguồn gốc các nhân tố kế thừa trong mô hình nghiên cứu đề xuất

Tác giả Biến kế thừa

1 2 3 4 5 6 7 8

Wiley (1997) v v v

Keith và John (2002) v

Foreman Facts (1946) v v v v

Smith, Kendall và Hulin (1969) v v v v Smith Et Al (1969) v v v

Weiss, Dawis, England & Lofquist (1967) v v v v Nghiên cứu của Spector (1997) v v v v Trần Kim Dung (2005) v v v v v v

Phạm Thị Ngọc (2007) v v

TS. Hà Nam Khánh Giao và ThS . Võ Thị Mai Phƣơng (2011) v v v v v v v Lê Hồng Lam (2010) v v v v v Lê Văn Nhanh (2011) v v v v v v Nguyễn Thị Kim Ánh (2010) v v v v v Phan Thị Minh Lý (2011) v v v

Ngoài ra, hiện tại các nƣớc châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang ở trong giai đoạn tăng trƣởng chậm. Ngoại trừ ngành sản xuất và nông nghiệp thì các ngành khác đang bị ảnh hƣởng tiêu cực bởi tốc độ tăng trƣởng chậm và ngành NH cũng không phải là ngoại lệ. Vài năm trở lại đây có thể xem là khoảng thời gian có nhiều biến động lớn và khá sóng gió đối với ngành NH Việt Nam. Chúng ta có thể thấy rằng trên thị trƣờng Tài chính – Ngân hàng, mọi sự khủng hoảng toàn diện về mặt hoạt động đƣợc dồn dập phơi bày từ việc tỷ lệ nợ xấu tăng không phanh, lợi nhuận tụt dốc không hãm, tăng trƣởng tín dụng thấp kỷ lục, một số NH bắt buộc phải tái cấu trúc hay sáp nhập, trích lập dự phòng rủi ro cao, đến hàng loạt các vụ vi phạm, bắt bớ, kiện tụng và sự thiếu hiệu quả trong các chính sách điều hành của cơ quan quản lý Nhà nƣớc. Và đây cũng chính là giai đoạn mà chƣa bao giờ ngành NH lại cùng lúc diễn ra dồn dập các hiện tƣợng ở quy mô sâu, rộng, gây tác động đến mọi tầng lớp dân cƣ và thể hiện rõ thực trạng nền kinh tế đất nƣớc. Với những khó khăn nhƣ vậy, các NH đã không còn khoác trên mình chiếc áo lóng lánh ngày nào, mà thay vào đó với nguồn lợi nhuận bị sụt giảm nghiêm trọng thì họ đang tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí nhƣ hạn chế số lƣợng nhân viên làm việc ngày thứ 7, siết chặt công tác cung ứng công – dụng cụ phục vụ hoạt động kinh doanh, cắt giảm nguồn lƣơng – thƣởng... thậm chí họ còn mạnh tay sa thải nhân viên hay gián tiếp ép nhân viên tự nguyện xin nghỉ việc. Nói tóm lại, trƣớc đây ngành NH là một “thƣơng hiệu” có sức hút bao nhiêu thì bây giờ chính “thƣơng hiệu” đó đã và đang giảm sút sức hấp dẫn bấy nhiêu. Chính vì lẽ đó, tác giả đã kiến nghị đƣa vào mô hình nghiên cứu đề xuất biến độc lập “Sụt sụt giảm thương hiệu của ngành” để khảo sát xem nó ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến sự hài lòng của nhân viên ngành NH trong bối cảnh bức tranh của ngành chƣa có nhiều gam sáng nhƣ hiện tại.

Mặt khác, ngƣời lao động có nhiều cơ hội làm việc khác nhau, và trƣớc khi làm công việc hiện hành, họ có thể đã làm rất nhiều công việc khác. Vì vậy, họ có cơ sở để so sánh, đánh giá nhiều khía cạnh liên quan. Do đó, một khi đã có nhiều trải nghiệm, việc họ quyết định dừng chân gắn bó với công ty có thể đƣợc xem là 1 quyết định lâu dài mà ẩn chứa các yếu tố làm họ thỏa mãn hơn so với công việc trƣớc đây. Chuyển đổi công việc mang hàm ý mong muốn tìm đƣợc một sự tiến bộ, sự thành công, hài lòng về mặt nào đó của ngƣời lao động. Sự thành công của mỗi ngƣời đƣợc xem nhƣ những nấc thang và nấc thang này có sự đi lên. Do đó, tác giả cũng sẽ đƣa vào mô hình nghiên cứu của mình thêm biến độc lập “Trải nghiệm chuyển đổi công việc” để kiểm chứng lại tác động của nó đến sự hài lòng của nhân viên hiện đang làm việc tại NCB – khu vực Tây Nam bộ.

Hình 1.9: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lõng của cán bộ nhân viên về môi trƣờng làm việc tại navibank - khu vực tây nam bộ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)