Lý thuyết nhu cầu cấp bậc của Abraham Maslow (1943)

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lõng của cán bộ nhân viên về môi trƣờng làm việc tại navibank - khu vực tây nam bộ (Trang 26)

Tháp nhu cầu (Hierarchy of Needs hay Pyramid of Needs) đƣợc nhà tâm lý học Abraham Maslow đƣa ra vào năm 1943 trong bài viết A Theory of Human Motivation

và là một trong những lý thuyết quan trọng nhất của quản trị kinh doanh, đặc biệt là các ứng dụng cụ thể trong quản trị nhân sự và quản trị marketing

Thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow là thuyết có được một sƣ̣ hiểu biết rộng lớn và là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của

con ngƣời nói chung. Cho đến nay, chƣa có thuyết nào thay thế tốt hơn mặc dù cũng có khá nhiều “ứng cử viên” có ý định thay thế. Maslow cho rằng con ngƣ ời có những cấp độ khác nhau về nhu cầu và nhƣ̃ng nhu cầu đó đu ̛ợc sắp xếp theo m ột thƣ́ tƣ̣ ưu tiên năm bậc tƣ̀ thấp tới cao về tầm quan trọng . Khi một nhu cầu bậc thấp nào đó đã đƣợc thỏa mãn thì nhu cầu ở bậc cao hơn kế tiếp sẽ xuất hiện. Kết quả là con ngƣời luôn luôn có những nhu cầu chƣa đƣợc đáp ứng và những nhu cầu này thúc đẩy con ngƣời thực hiện những công việc nào đó để thỏa mãn chúng.

Hình 1.2: Tháp nhu cầu cấp bậc của Maslow

(Nguồn: https://www.google.com)

Nhu cầu sinh học (hay nhu cầu cơ bản): nằm ở vị trí thấp nhất của hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Chúng bao gồm những nhu cầu căn bản đảm bảo cho con ngƣời tồn tại nhƣ: ăn, uống, nghỉ ngơi hay nhà ở... Theo quan điểm quản trị thì nhu cầu này đƣợc thể hiện qua tiền lƣơng, điều kiện làm việc...

Nhu cầu an toàn (hay nhu cầu được bảo vệ): khi nhu cầu ở mức thấp nhất đƣợc thỏa mãn, con ngƣời bắt đầu cảm thấy cần đƣợc thỏa mãn một nhu cầu ở cấp độ cao hơn. Họ muốn đƣợc đảm bảo về sự an toàn đối với thân thể và đƣợc làm việc trong một nơi an toàn. Theo quan điểm quản trị thì nhu cầu này đƣợc thể hiện thông qua việc nhân viên có việc làm ổn định, đƣợc hƣởng trợ cấp...

Nhu cầu xã hội: là nhu cầu về tình yêu, tình bạn, tình cảm gia đình và đƣợc hòa nhập vào cuộc sống xã hội. Theo quan điểm quản trị thì nhu cầu này đƣợc thể hiện qua sự khát khao đƣợc làm những công việc mà ở đó có sự tham gia của tập thể. Để giúp nhân viên thỏa mãn nhu cầu này thì các nhà quản trị cần khuyến khích họ tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể, xã hội do công ty tổ chức (nhƣ: hoạt động văn hóa, thể thao, dã ngoại…).

Nhu cầu được tôn trọng: cấp độ tiếp theo là nhu cầu đƣợc kính trọng hay thừa nhận đối với sự thành đạt, tài năng, năng lực và kiến thức của một cá nhân. Công ty có thể tổ chức các buổi lễ khen thƣởng, công nhận thành tích cho những nhân viên sản xuất, kinh doanh giỏi. Điều này giúp thúc đẩy niềm tự hào, cải thiện nhu cầu đƣợc kính trọng của ngƣời lao động và qua đó họ sẽ làm việc tích cực, nâng cao trình độ, phấn đấu nhiều hơn nữa để thành công.

Nhu cầu tự hoàn thiện: cấp độ cao nhất là nhu cầu biểu lộ và phát triển khả năng của cá nhân. Điều này giải thích lý do tại sao các vận động viên thể thao luôn muốn phá vỡ những kỷ lục của chính mình hay một nhà thiết kế thích tìm tòi sáng tạo ra những bộ sƣu tập mới ấn tƣợng hơn. Tại nơi làm việc, nhu cầu này đặc biệt quan trọng đối với các quản trị viên cấp cao, bao gồm cả các giám đốc. Việc thiếu sự thỏa mãn và thách thức trong công việc là những lý do thƣờng dẫn tới việc các nhà quản trị hàng đầu rời bỏ công việc của họ.

Bảng 1.2: Những nhân tố tạo sự thỏa mãn cho ngƣời lao động Loại nhu cầu Các nhân tố tạo sự thoả mãn cho ngƣời lao động

Tự thể hiện mình

 Công việc sáng tạo, thử thách

 Cơ hội đào tạo và phát triển sự nghiệp

 Linh hoạt và tự chủ về công việc

 Động cơ đạt thành tích cao hơn

 Tham gia vào việc đƣa ra quyết định

Sự tôn trọng

 Những hoạt động quan trọng của công việc

 Ý thức rách nhiệm

 Đƣợc khen thƣởng, tuyên dƣơng

Xã hội

 Mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng, lãnh đạo

 Cơ hội giao tiếp xã hội

 Sự ổn định của tập thể

An toàn  Công việc an toàn

 Công việc ổn định

Cơ bản

 Phụ cấp, tiền lƣơng xứng đáng và công bằng

 Điều kiện làm việc đảm bảo nhƣ: chế độ nghỉ ngơi, không gian làm việc (ánh sáng, nhiệt độ…)

Maslow đã chia nhu cầu thành 2 cấp: “Cấp thấp” bao gồm nhu cầu cơ bản và nhu cầu an toàn đƣợc thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài; “Cấp cao” bao gồm nhu cầu xã hội, nhu cầu sự tự trọng và nhu cầu về sự tự thể hiện mình đƣợc thỏa mãn chủ yếu từ nội tại con ngƣời. Ông cho rằng nhu cầu “cấp thấp” dễ thỏa mãn hơn nhu cầu “cấp cao” vì nhu cầu “cấp thấp” là loại nhu cầu có giới hạn và có thể thỏa mãn từ bên ngoài. Do đó các nhu cầu thỏa mãn từ “cấp thấp” là động lực thúc đẩy và là nhân tố động viên con ngƣời rất quan trọng.

Do đó, muốn lãnh đạo nhân viên thì điều quan trọng là ngƣ ời lãnh đạo phải hiểu nhân viên của mình đang ở cấp đ ộ nhu cầu nào . Nhận biết cấp độ nhu cầu và đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc thỏa mãn nhu cầu của nhân viên đồng thời bảo đảm đạt đến các mục tiêu tổ chƣ́c.

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lõng của cán bộ nhân viên về môi trƣờng làm việc tại navibank - khu vực tây nam bộ (Trang 26)