Hình 1.5: Lý thuyết kỳ vọng của Vroom
Lý thuyết này đánh giá động lực làm việc để thỏa mãn công việc dựa trên những mong đợi về kết quả công việc của bản thân. Mô hình này đƣợc Vroom đƣa ra năm 1964, sau đó đƣợc Porter và Lawler sử đổi, bổ sung (năm 1968).
Thuyết này đƣợc xây dựng theo công thức:
Kỳ vọng x Phương tiện x Hấp lực = Động lực
- Kỳ vọng (thực hiện công việc): niềm tin của nhân viên rằng nếu nỗ lực làm việc thì nhiệm vụ sẽ đƣợc hoàn thành
- Phương tiện (niềm tin): niềm tin của nhân viên rằng họ sẽ nhận đƣợc đền đáp khi hoàn thành nhiệm vụ
- Hấp lực (Phần thưởng): sức hấp dẫn cho một mục tiêu nào đó
Hấp lực về phần thƣởng
Nhận thức vai trò và cơ hội Phần thƣởng
Năng lực và đặc điểm
Thực hiện công việc Thực hiện Nỗ lực Phƣơng tiện Kỳ vọng Động lực X X
Thành quả của ba yếu tố này là sự động viên và là động lực làm việc cho ngƣời lao động khi nhận thức của họ về ba yếu tố trên là tích cực.
Chu trình thuyết kỳ vọng có ba bƣớc“Nỗ lực => Hoàn thành => Kết quả”, để đạt kết quả tốt nhất có thể dùng các biện pháp sau: thứ nhất, “Tăng kỳ vọng từ nỗ lực đến hoàn thành công việc” gồm chọn nhân viên phù hợp với công việc, đào tạo nhân viên tốt, phân vai rõ trong công việc, kèm cặp, giám sát và tích cực thu thập thông tin phản hồi. Thứ hai, “Tăng kỳ vọng từ hoàn thành công việc đến hiệu quả” gồm đo lƣờng quá trình làm việc một cách chính xác, mô tả các kết quả làm việc tốt và không tốt, giải thích và áp dụng cơ chế đãi ngộ theo kết quả công việc. Thứ ba, “Tăng mức độ thỏa mãn" gồm đảm bảo là các phần thƣởng có giá trị (cả về vật chất lẫn tinh thần), cá biệt hóa phần thƣởng, tối thiểu hóa sự khác biệt trong mức độ thỏa mãn các kết quả.
Thuyết kỳ vọng do Vroom xây dựng là lý thuyết rất quan trọng trong lý thuyết quản trị nhân sự, bổ sung cho lý thuyết về tháp nhu cầu của Abraham Maslow bên cạnh thuyết công bằng.