Thuyết công bằng của John Stacey Adams (1963)

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lõng của cán bộ nhân viên về môi trƣờng làm việc tại navibank - khu vực tây nam bộ (Trang 32)

Bảng 1.3: Lý thuyết công bằng của Adams

Ngƣời lao động A Ngƣời lao động B

Đầu ra / Đầu vào

Đóng góp nhiều hơn >

Đầu ra / Đầu vào Bỏ công sức ít hơn Đầu ra / Đầu vào

Không thay đổi, duy trì =

Đầu ra / Đầu vào Không thay đổi, duy trì Đầu ra / Đầu vào

Bỏ công sức ít hơn <

Đầu ra / Đầu vào Đóng góp nhiều hơn

Cũng nhƣ nhiều thuyết động viên nổi tiếng khác (Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow và thuyết hai nhân tố của Herzberg), thuyết công bằng của Adams đƣa ra những yếu tố ngầm và mang tính biến đổi, tác động đến sự nhìn nhận và đánh giá của nhân viên về công ty và công việc của họ.

Cốt lõi của lý thuyết này là nguyên tắc của sự công bằng. Tác giả cho rằng nhân viên có xu hƣớng đánh giá sự công bằng bằng cách so sánh công sức họ bỏ ra so với những thứ họ nhận đƣợc, cũng nhƣ so sánh tỷ lệ đó của họ với những đồng nghiệp trong tổ chức.

Theo thuyết này, tạo đƣợc sự công bằng sẽ giúp thắt chặt mối quan hệ với nhân viên, động viên và gia tăng mức độ hài lòng của họ; từ đó nhân viên sẽ làm việc hiệu quả và gắn bó hơn với công việc. Ngƣợc lại, nếu nhân viên cảm thấy những gì họ đóng góp nhiều hơn những gì họ nhận đƣợc, họ có thể mất đi sự hào hứng với công việc và công ty. Nhân viên thể hiện sự bất mãn bằng nhiều cách: giảm sự hào hứng (mức độ giảm tùy thuộc mức độ công bằng mà nhân viên cảm thấy), không còn nỗ lực nhƣ trƣớc, trở nên cáu kỉnh, hoặc trong trƣờng hợp nghiêm trọng có thể phá rối trong công ty hay nghỉ việc.

Vì vậy, sự ghi nhận công việc kịp thời từ phía nhà quản lý hoặc giám sát là nhân tố động viên hàng đầu đối với nhân viên. Có thể sử dụng các công cụ quản lý hiệu quả công việc đƣợc thiết kế nhằm thu thập phản hồi để đánh giá và so sánh hiệu quả công việc của nhân viên, giúp nhận biết những hành vi nào góp phần tăng hiệu quả công việc và giúp tổ chức xây dựng đƣợc tiêu chuẩn cho những ngƣời giỏi nhất. Việc giám sát, đánh giá các nhân viên một cách hiệu quả cũng cần phù hợp với từng trƣờng hợp cụ thể nhân viên. Khám phá của các chuyên gia cho thấy: “Không nhất thiết phải quản

lý chặt chẽ đối với những cá nhân xuất sắc. Họ sẽ tự tạo động lực và đạt đƣợc kết quả tốt nhất”.

Thuyết công bằng đƣợc áp dụng vào luận văn này khi ngƣời lao động không thể có đƣợc sự thỏa mãn nếu họ nhận thấy bản thân bị đối xử không công bằng từ vấn đề lƣơng và phúc lợi, cơ hội đào tạo thăng tiến, sự hỗ trợ từ cấp trên.

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lõng của cán bộ nhân viên về môi trƣờng làm việc tại navibank - khu vực tây nam bộ (Trang 32)