Quy trình đào tạo

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển và quản lý nguồn nhân lực công tu điện lực kiên giang (Trang 93)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2.1.Quy trình đào tạo

Quy trình đào tạo của Công ty được thiết lập theo chương trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với thực tế của Công ty. Các bước cụ thể trong quy trình gồm:

TRÁCH

NHIỆM TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

DIỄN GIẢI CHI TIẾT Phòng TCNS/Các đơn vị Xem mục a) Phòng Tổ chức

& Nhân sự Xem mục b)

Lãnh đạo Công ty Xem mục c) Phòng TCNS/Các đơn vị Xem mục d) Phòng TCNS/Các đơn vị có liên quan Xem mục e) Lãnh đạo Công ty Xem mục f) Phòng TCNS/Các đơn vị có liên quan Xem mục g) Phòng TCNS/Các đơn vị có liên quan Xem mục h)

Sơ đồ 3.1 : Quy trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực

1. Quyết định số 506/QĐ-PCKG ngày 06 tháng 04 năm 2011 của Công ty Điện lực Kiên Giang. Quy chế tuyển dụng lao động trong Công ty Điện lực Kiên Giang.

2. TS. Trần Kim Dung (2002). Quản trị nguồn nhân lực.Tr 97-114. 3. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh. Bài giảng quản trị nguồn nhân lực.

4. Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bến Tre (2009). Kế hoạch phát triển và quản lý nguồn nhân lực.

Đánh giá hoạt động đào tạo và sau đào tạo

Phê duyệt Lập kế hoạch đào tạo

Xác định nhu cầu Công ty tổ chức Tổ chức đào tạo N Liên hệ tổ chức đào tạo Chuẩn bị tài liệu Tiếp nhận tài liệu Phê duyệt Y Y N N

a) Xác định nhu cầu đào tạo

Nhu cầu đào tạo được xác định trên các cơ sở sau:

• Đào tạo định hướng cho đội ngũ nhân viên mới được tuyển dụng.

• Căn cứ vào đánh giá kết quả công tác của cán bộ công nhân viên được thực hiện

định kỳ. Thông qua kết quả đánh giá công việc, tổ chức có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân, từ đó đưa ra nội dung đào tạo phù hợp nguyện vọng và sự phát triển của các cá nhân.

• Đào tạo để đáp ứng yêu cầu mở rộng công việc hoặc đào tạo để cán bộ công nhân

viên có thể khai thác và sử dụng hiệu quả các trang thiết bị của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.

• Đào tạo các cán bộ nguồn để đáp ứng các yêu cầu mở rộng hoạt động tương lai. • Đào tạo kiến thức về các hoạt động và quy trình mới.

Hàng năm, phòng Tổ chức & Nhân sự có trách nhiệm dự kiến các chương trình đào tạo sẽ được tổ chức trong năm kế hoạch, thông báo tới cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty để mọi người được biết và chủ động đăng ký với phòng Tổ chức & Nhân sự về nhu cầu đào tạo trong năm kế hoạch.

Các cá nhân cũng có thể đề đạt nhu cầu đào tạo của bản thân qua cán bộ quản lý trực tiếp của mình để cán bộ quản lý báo cáo lên phòng Tổ chức & Nhân sự tổng hợp nhu cầu.

b) Lập kế hoạch đào tạo

Căn cứ vào các nhu cầu đào tạo nêu trên, phòng Tổ chức & Nhân sự có trách nhiệm tổng hợp và phân tích để xác định nhu cầu đào tạo của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty và thứ tự ưu tiên đào tạo, trên cơ sở đó lập Kế hoạch đào tạo cho cán bộ công nhân viên.

c) Phê duyệt kế hoạch đào tạo

Kế hoạch đào tạo được lãnh đạo Công ty trực tiếp xem xét và phê duyệt trước khi được tổ chức triển khai.

d) Công ty tự đào tạo hoặc liên hệ tổ chức đào tạo bên ngoài

Đối với các khoá đào tạo do Công ty tự tổ chức: Trên cơ sở kế hoạch đào tạo đã được lãnh đạo Công ty phê duyệt, phòng Tổ chức & Nhân sự có trách nhiệm phối hợp

với các đơn vị có liên quan xác định các loại hình đào tạo phù hợp (đào tạo định hướng, kèm cặp, tập huấn, huấn luyện tại nơi làm việc, tổ chức các buổi hội thảo, các khoá đào tạo ngắn hạn).

Đối với trường hợp Công ty thuê các cơ sở đào tạo bên ngoài: phòng Tổ chức & Nhân sự thu thập thông tin và đánh giá năng lực của trường, trung tâm, đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo. Trên cơ sở đó lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo đáp ứng được các yêu cầu đặt ra cho mỗi chương trình đào tạo. Các khóa đào tạo bên ngoài thường thuộc các nội dung sau: Đào tạo về kiến thức, kỹ năng, năng lực và hành vi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e) Chuẩn bị tài liệu

Các khoá đào tạo do Công ty tự tổ chức: phòng Tổ chức & Nhân sự sẽ phối hợp với các đơn vị trong toàn Công ty chuẩn bị tài liệu cho các khoá đào tạo này.

Các khoá đào tạo do Công ty thuê trường, trung tâm, đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo tổ chức: Phòng Tổ chức & Nhân sự có trách nhiệm liên hệ với các cơ sở đào tạo để tiếp nhận, xem xét và đánh giá các tài liệu do các cơ sở đào tạo chuẩn bị trước khi trình lãnh đạo Công ty xem xét và phê duyệt.

f) Phê duyệt tài liệu đào tạo

Tài liệu đào tạo do Công ty tự tổ chức hoặc do phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo tổ chức đều phải được lãnh đạo Công ty xem xét và phê duyệt trước khi cho tổ chức thực hiện.

g) Tổ chức các khoá đào tạo

Văn phòng có trách nhiệm phối hợp với các Phòng/Ban/đơn vị có liên quan trong toàn Công ty tổ chức các khoá đào tạo theo kế hoạch và chương trình đã được lãnh đạo Công ty phê duyệt như: phòng học (hội trường), máy chiếu, micro,…

h) Đánh giá hoạt động đào tạo và sau đào tạo

Đánh giá ngay sau khi đào tạo: Ngay sau khi tham dự các khoá đào tạo, các khoá hội thảo. Mỗi cán bộ công nhân viên có trách nhiệm hoàn thành đánh giá đào tạo và gửi về phòng Tổ chức & Nhân sự. Việc đánh giá đào tạo có thể được thực hiện trước, trong và sau khi đào tạo với qui trình như sau:

Bảng 3.1 Đánh giá đào tạo và sau đào tạo

Cái gì/mặt gì Người đánh giá Khi nào

Như thế nào

(có thể thực hiện một hay một số trong những cách

thức dưới đây)

Năng lực của đối tượng đào tạo, nội

dung, chương

trình, phương pháp đào tạo

Lãnh đạo cơ quan, đơn vị, cán bộ phụ trách công tác đào tạo

Trước khi khóa học được tiến hành

Khảo sát, điều tra, nghiên cứu tài liệu

Thực hiện các hoạt động (các khóa) đào tạo

Người tổ chức, quản lý khóa học, học viên, cơ sở đào tạo

Trong khi thực hiện khóa học

Giám sát, điều tra thăm dò (qua phiếu đánh giá), ý kiến báo cáo, phản ánh của những người có liên quan,

Kết quả học tập Cơ sở đào tạo, học

viên Sau khóa học Kết quả học tập đạt được

Kết quả ứng dụng, áp dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế công việc Lãnh đạo, đồng nghiệp, đối tác Định kỳ, sự vụ

Kết quả hoàn thành công việc, phiếu thăm dò, phiếu đánh giá Kết quả phát triển cá nhân Cá nhân, đồng nghiệp, lãnh đạo trực tiếp Thường xuyên Cảm nhận, giao việc để đánh giá năng lực, phiếu trắc nghiệm, thăm dò, góp ý, đề xuất, sáng kiến Chia sẻ thông tin,

phối hợp, hợp tác (hành vi) Đồng nghiệp, đối tác, lãnh đạo Thường xuyên, sự vụ, quá trình làm việc Thăm dò, góp ý, kết quả công việc của cả tập thể Cảm nhận của học

viên về khóa học Học viên, tổ chức Sau khóa học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp

Căn cứ vào đánh giá kết quả công tác được thực hiện định kỳ, phòng Tổ chức & Nhân sự có trách nhiệm phân tích và tổng hợp chất lượng các khoá đào tạo đã được tổ chức, trên cơ sở đó có những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng các khoá đào tạo.

Hàng năm, phòng Tổ chức & Nhân sự có trách nhiệm đánh giá tổng hợp việc thực hiện kế hoạch đào tạo thông qua các tiêu chí sau: Số khoá đào tạo đã được tổ chức, số lượt học viên tham dự, số giờ học bình quân trên mỗi cán bộ công nhân viên, chất lượng của các khoá đào tạo. Ngoài ra, Phòng Tổ chức & Nhân sự có thể tổng hợp các sáng kiến đã áp dụng được vào thực tế do tham dự các khóa đào tạo.

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển và quản lý nguồn nhân lực công tu điện lực kiên giang (Trang 93)