Phân tích thực trạng nguồn nhân lực của Công ty Điện lực Kiên Giang

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển và quản lý nguồn nhân lực công tu điện lực kiên giang (Trang 49)

7. Kết cấu của luận văn

2.2 Phân tích thực trạng nguồn nhân lực của Công ty Điện lực Kiên Giang

2.2.1 Đặc điểm nguồn nhân lực

Bộ máy quản lý của Công ty Điện Lực Kiên Giang gồm có Ban Giám Đốc (Giám Đốc và 03 Phó Giám Đốc) chỉ đạo, điều hành các Điện lực trực thuộc theo bảng phân công nhiệm vụ trong Ban Giám Đốc.

- Giám đốc Công ty Điện Kiên Giang.

- Phó Giám đốc kỹ thuật Công ty Điện lực Kiên Giang - Phó Giám đốc kinh doanh Công ty Điện lực Kiên Giang -Phò Giám đốc đầu tư xây dựng Công ty Điện lực Kiên Giang

- 13 phòng /ban giúp việc trực tiếp cho ban Giám đốc.

- 15 đơn vị trực thuộc (gồm 13 Điện lực trực thuộc và 2 phân xưởng).

Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 857 người (tính đến ngày 12- 2012), trong đó nữ 122 người chiếm 14.24%.

Bảng 2.2: Tổng hợp CBCNV các phòng, ban, Văn phòng Công ty và các đơn vị trực thuộc Công ty.

Giới tính STT ĐƠN VỊ Tổng Nam Nữ 1 Ban giám đốc 4 4 2 Ban QLDA 10 7 3 3 Phòng TC&NS 6 4 2 4 Phòng KHKT 9 7 2 5 Phòng QLĐT 7 5 2 6 Phòng CNTT 4 4 7 Phòng ĐĐ 11 9 2 8 Phòng TCKT 14 5 9 9 Phòng KD 9 6 3 10 Phòng KTAT 5 4 1 11 Phòng TTBV 5 5 12 Phòng VT 16 14 2 13 PXCĐ 39 37 2 14 Văn Phòng CTY 12 8 4 15 Phòng KTGSMBĐ 3 3 16 Điện lực An Biên 41 38 3 17 ĐL An Minh 43 40 3 18 ĐLVĩnh Thuận 46 42 4 19 ĐL Châu Thành 54 44 10 20 ĐLGiồng Riềng 54 46 8 21 ĐLGò Quao 49 44 5 22 ĐLHòn Đất 48 42 6 23 ĐLKiên Lương 52 44 8 24 ĐLHà Tiên 48 41 7 25 ĐLRạch Gía 80 63 17 26 ĐLTân Hiệp 50 44 6 27 ĐLPhú Quốc 52 44 8

28 ĐLU Minh Thượng 38 34 4

29 Phân xưởng phát Điện PQ 48 47 1

TỔNG 857 735 122

Nguồn:Tổng hợp trên chương trình quản lý nhân sự (HRM) của Công ty Điện lực Kiên Giang đầu năm 2012.

2.2.2 Phân tích SWOT

2.2.2.1 Phân tích môi trường hoạt động bên ngoài – Cơ hội và Đe đọa2.2.2.1.1 Cơ hội 2.2.2.1.1 Cơ hội

a. Chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với ngành Điện

- Môi trường chính trị ổn định, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển ngành Điện (VD: Nghị định của chính phủ số 14/CP ngày 27 tháng 1 năm 1995 về thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam và ban hành điều lệ của Tổng công ty, quyết định của thủ trưởng chính phủ số 26/2002/ QĐ – TTG ngày 26 tháng 01 năm 2006 phê duyệt lộ tình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường Điện lực tại Việt Nam… )

- Hệ thống luật, pháp lệnh và các văn bản dưới luật, tạo khung pháp lý cho hoạt động của ngành Điện (VD: Luật của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 28/2004/QH11 về Điện lực, nghị định của chính phủ số 74/2003/NĐ – CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực, Nghị định của chính phủ số 103/2004/NĐ – CP ngày 01 tháng 03 năm 2004 về tố chức và hoạt động của thanh tra Điện lực….)

- Nhà nước có các chính sách đầu tư nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật đối với ngành điện

b. Nhu cầu của xã hội về phát triển ngành Điện

Năng lượng (trong đó có điện năng) có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của mỗi Quốc gia. Năng lượng là một trong các nhu cầu thiết yếu đối với sinh hoạt của nhân dân và cũng chính là yếu tố đầu vào không thể thiếu của rất nhiều ngành kinh tế khác, có tác động ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.

c. Sự phát triển của khoa học và công nghệ tiên tiến

- Ngày nay, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, các ngành Công nghiệp sử dụng các dạng năng lượng tăng mạnh. Cùng với sự biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp nên việc sử dụng năng lượng ngày càng tăng, nguồn năng lượng thiên nhiên khai thác tăng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng trên toàn cầu như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều, khí sinh học (KSH) ở Việt Nam, công nghệ đồng phát năng lượng sử dụng sinh khối, năng lượng địa nhiệt…

- Sự hoà hợp và gắn kết dịch vụ cung cấp điện năng với nền tảng hệ thống thông tin; IP net đang là xu hướng cho tương lai và đang được triển khai mạnh mẽ tại các nước phát triển.

- Điều khiển hệ thống ngày càng hiện đại với những công nghệ mới, nâng cao công suất truyền tải, khả năng “đấu nối và vận hành ngay – plug and play” của lưới phân phối, sự linh hoạt trong phân phối, lưu trữ điện năng (công nghệ pin nhiên liệu).

d. Nguồn vốn đầu tư phát triển

- Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025 (gọi tắt là Quy hoạch điện VI) thì tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2006-2025 khoảng 75 tỷ USD với ước tính nhu cầu về vốn hàng năm lên tới gần 4 tỷ USD. Nguồn vốn chính là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thuộc sở hữu Nhà nước sẽ đóng góp khoảng 665.389 tỷ đồng VNĐ huy động từ nguồn vốn tự có của EVN và các nguồn vốn vay khác, chủ yếu là vốn vay ODA, các nguồn tín dụng xuất khẩu vá các nguồn thương mại khác.

- Có công trình cáp ngầm 110kw Hà Tiên – Phú Quốc ở tỉnh Kiên Giang với vốn đầu tư 2360 tỷ đồng VNĐ. Nguồn vốn chính gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) huy động từ nguồn vốn tự có của EVN và các nguồn vốn vay khác, chủ yếu là vốn vay ODA, các nguồn tín dụng xuất khẩu vá các nguồn thương mại khác.

- Dự án cung cấp điện cho các hộ dân đồng bào Khơmer chưa có điện ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang…với vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng VNĐ. Nguồn vốn chính gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam và ngân sách của nhà nước.

f. Tác động của yếu tố hội nhập kinh tế - xã hội

Hội nhập kinh tế WTO và kinh tế khu vực mở ra cơ hội có các thị trường lớn, nhiều tiềm năng trong ngành Điện.

- Nâng cao khả năng cạnh tranh:Thông qua tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản xuất trong các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả cho các công trình điện; áp dụng cơ chế chào giá cạnh tranh giữa các nhà máy điện nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh, bình đẳng, công khai, minh bạch trong lĩnh vực phát điện. Từng bước tiến tới xây dựng thành công thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam.

- Trang bị và áp dụng KHCN tiên tiến:Trong đó chú trọng đẩy mạnh đầu tư, đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất, áp dụng rộng rãi các giải pháp kỹ thuật, công

nghệ tiên tiến và phương thức tổ chức, quản lý hoạt động doanh nghiệp hiện đại; đẩy nhanh tiến trình biên soạn, soạn xét và sửa đổi các tiêu chuẩn ngành cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế; tích cực phổ biến, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cho các đơn vị trong EVN như các tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, IEC, ITU.

- Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước, tạo cơ chế thuận lợi cho các công ty cổ phần có điều kiện phát triển năng động, hiệu quả. Đồng thời, xây dựng EVN thành tập đoàn kinh tế mạnh hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, lấy cung cấp điện năng là nhiệm vụ kinh tế - chính trị hàng đầu.

- Tích cực đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, trong đó coi trọng việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đủ mạnh về số lượng, đáp ứng về chất lượng với mục tiêu duy trì sự phát triển cao và bền vững của EVN, không ngừng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, gắn chặt với chiến lược phát triển chung của ngành Điện nhằm phản ánh chính xác các bước chuyển đổi về chất trong quản lý hoạt động điều hành sản xuất, kinh doanh. Trang bị các kiến thức về pháp lý, thương mại và tổng quan chung về khu vực và quốc tế, các khuôn khổ hành lang pháp lý trong quá trình hội nhập khu vực và tham gia các tổ chức quốc tế cho các cán bộ nhân viên ngành điện.

- Chuẩn bị tài liệu khung pháp lý hoàn chỉnh, cụ thể: EVN tham gia tích cực vào các nhóm soạn thảo các văn bản do Bộ Công nghiệp chủ trì liên quan đến các nội dung như lập và duyệt biểu giá điện, cấp phép hoạt động, thanh tra chuyên ngành điện, xử phạt hành chính, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả...

- Đa dạng hoá hình thức đầu tư và sở hữu, cụ thể là khuyến khích các hình thức đầu tư BOT, IPP, BOO, liên doanh (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn) đối với các công trình điện...

2.2.2.1.1 Đe đọa (Threats)

a. Chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với ngành Điện lực

- Hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện, chồng chéo, còn tình trạng thiếu tính khả thi, thay đổi, điều chỉnh bổ sung nhiều, thực thi luật pháp chưa đồng bộ

- Hệ thống luật của Việt Nam và quốc tế còn nhiều cách biệt gây khó khăn cho tiếp cận và tham gia vào các thị trường nước ngoài.

b. Tác động của yếu tố kỹ thuật và công nghệ đối với ngành Điện lực

Khả năng, trình độ hữu hạn của đội ngũ cán bộ, chuyên gia và công nhân của ngành Điện nói chung và Công ty Điện lực nói riêng trong tiếp nhận các công nghệ mới mà bắt buộc phải nhập để đảm bảo an minh năng lượng cho đất nước.

c. Tác động của việc biến động giá cả thị trường

Sự bất ổn về kinh tế xã hội thế giới ảnh hưởng tới giá nhiên liệu và sự khai thác Công nghệ mới.

Giá bán điện bình quân càng ngày càng thấp hơn so với giá thành sản xuất kinh doanh điện nếu tính đầy đủ các yếu tố đầu vào, nên chưa đáp ứng được yêu cầu giảm rủi ro cho doanh nghiệp sản xuất điện khi thị trường nguyên, nhiên liệu và điều kiện thuỷ văn biến động lớn; chưa thu hút các thành phần kinh tế đầu tư; chưa đảm bảo yêu cầu giá điện được tính đúng, tính đủ để khuyến khích đầu tư phát triển ngành điện hệ thống lưới truyền tải, phân phối điện; chưa tạo động lực cho khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

d. Tác động của yếu tố hội nhập kinh tế - xã hội

Hội nhập kinh tế thế giới (gia nhập WTO) và kinh tế khu vực dẫn đến môi trường cạnh tranh khắt nghiệt. Do đó khi tăng giá bán điện cho các doanh nhgiệp cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất của các doanh nghiệp vì khi giá bán điện tăng thì các mặt hàng khác cũng tăng.

2.2.2.2 Phân tích môi trường bên trong – Điểm mạnh và điểm yếu 2.2.2.2.1 Điểm mạnh (Strengths): 2.2.2.2.1 Điểm mạnh (Strengths):

a. Vị trí của ngành:

Ngành Điện là một ngành kinh tế trọng điểm của đất nước đã chứng tỏ được vai trò chủ đạo trong cung cấp điện cho kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Tại tỉnh Kiên Giang, Công ty Điện lực Kiên Giang đang quản lý vận hành 8.999 km đường dây trung-hạ thế các loại với 4.915 trạm biến áp, 321.973 khách hàng. Công ty đang quản lý và kinh doanh điện năng trên địa bàn Thành phố Rạch Giá và 13 huyện thị ( trừ huyện đảo Kiên Hải).

b. Tổ chức, bộ máy:

- Bộ máy tổ chức của Công ty Điện lực Kiên Giang gồm: + Giám đốc;

+ Các phó giám đốc; + Kế toán trưởng.

- Gồm 13 phòng/ban chuyên môn nghiệp vụ.

- Các đơn vị trực thuộc Công ty ( tổng số 15 đơn vị gồm: 13 Điện lực, 2 Phân xưởng). Với mô hình tổ chức mới tập trung nguồn nhân lực thực thi tốt cho Công ty.

c. Nhân lực:

- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo điều hành phát triển về số lượng và chất lượng. - Nguồn nhân lực trẻ, có trình độ chuyên môn cao.

- Nguồn nhân lực được đào tạo cơ bản ở các trường Cao đẳng Điện lực TP. HCM hay Đại học Bách Khoa TP.HCM.

d. Cơ sở hạ tầng và thông tin liên lạc

- Phương tiện, trang thiết bị đã đáp ứng được yêu cầu công việc của Công ty. - Nhà làm việc của công ty được xây dựng theo tiêu chuẩn công, sở, ban ngành trong cả nước.

e. Môi trường làm việc

Công ty chú trọng đến môi trường làm việc của người lao động. Trong văn hoá của EVN cũng đã đề cập đến môi trường làm việc trong ngành Điện.

- Nội bộ trong Công ty phải đoàn kết, thân thiện, có chính sách khyến khích người lao động phát triển nâng lực của bản thân, không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức nâng cao trình độ, tay nghề.

- Hoạt động của các tổ chức chính trị, đoàn thể mạnh và có chiều sâu giúp hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý, điều hành tại các phòng, ban, các đơn vị trực thuộc tại Công ty.

f. Nguồn tài chính:

Công ty Điện lực Kiên Giang (Công ty) là đơn vị thành viên trong Tổng công ty Điện lực miền Nam, thực hiện sự quản lý và hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Nam. Công ty Điện lực Kiên Giang có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của Tổng Công ty Điện lực miền Nam giao, bảo toàn và phát triển vốn được giao, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước, với Tổng Công ty Điện lực miền Nam theo luật định

2.2.2.2.1 Điểm yếu (Weaknesses):

a. Tổ chức, bộ máy

- Do mới thành lập phòng mới và điều động luân chuyển một số cán bộ nên tố chức chưa ổn định.

- Chức năng, nhiệm vụ của các phòng/ban, đơn vị trực thuộc chưa điều chỉnh, bổ sung kịp thời theo yêu cầu nhiệm vụ mới.

- Việc phân công, bố trí nhân sự ở một số vị trí chưa phù hợp với năng lực, sở trường của một số cán bộ công nhân viên.

b. Nhân lực

- Tính tự giác, ý chí phấn đấu phát triển và tinh thần trách nhiệm của một số người lao động chưa cao.

- Tỷ lệ cán bộ công nhân viên chưa đạt yêu cầu về chuẩn kiến thức còn cao: như ngoại ngữ, tin học…

- Tình trạng cán bộ công nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng nhưng hạn chế trong việc ứng dụng vào thực tế nên hiệu quả của hoạt động đào tạo không cao.

- Thực tế vẫn còn một số cán bộ công nhân viên có phương pháp làm việc, quản lý thời gian chưa hợp lý, hạn chế về khả năng phân tích đề xuất giải pháp tham mưu giải quyết các vấn đề phức tạp.

c. Môi trường làm việc

Mối quan hệ phối hợp trong một số lĩnh vực hoạt động giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa các đơn vị trong Công ty, giữa Công ty với các tổ chức, cơ quan bên ngoài hiệu quả chưa cao. (Ví dụ: Công tác phối hợp trong việc xử lý vi phạm phát hiện sử

dụng điện sai trái, ăn cấp điện…). Cán bộ quản lý trong các Điện lực chưa chú trọng

nhiều vào việc tạo điều kiện làm việc thông thoáng và linh hoạt để phát huy hết năng lực của người lao động.

d. Khả năng hoạch định và kiểm soát các hoạt động

- Hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nghiệp vụ chưa chặt chẽ thường xãy ra tình trạng tồn đọng công việc phải giải quyết gấp, hoặc khi đến thời hạn hoàn thành công việc nhưng vẫn chưa có kết quả, hoặc có kết quả nhưng không đạt chất lượng theo yêu cầu.

- Khâu kiểm soát trên phạm vi rộng còn yếu, chưa được thực hiện thường xuyên. - Việc tổng hợp, đánh giá, phân tích dữ liệu và đề ra giải pháp khắc phục, phòng ngừa, cải tiến hoạt động còn yếu, nội dung phân tích còn nặng về định tính.

2.2.2.3. Tầm nhìn, sứ mệnh của Công ty

Trên cơ sở phân tích môi trường hoạt động; chức năng nhiệm vụ và phân tích các

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển và quản lý nguồn nhân lực công tu điện lực kiên giang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)