Phân tích môi trường bên trong – Điểm mạnh và điểm yếu

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển và quản lý nguồn nhân lực công tu điện lực kiên giang (Trang 54)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2.2Phân tích môi trường bên trong – Điểm mạnh và điểm yếu

2.2.2.2.1 Điểm mạnh (Strengths):

a. Vị trí của ngành:

Ngành Điện là một ngành kinh tế trọng điểm của đất nước đã chứng tỏ được vai trò chủ đạo trong cung cấp điện cho kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Tại tỉnh Kiên Giang, Công ty Điện lực Kiên Giang đang quản lý vận hành 8.999 km đường dây trung-hạ thế các loại với 4.915 trạm biến áp, 321.973 khách hàng. Công ty đang quản lý và kinh doanh điện năng trên địa bàn Thành phố Rạch Giá và 13 huyện thị ( trừ huyện đảo Kiên Hải).

b. Tổ chức, bộ máy:

- Bộ máy tổ chức của Công ty Điện lực Kiên Giang gồm: + Giám đốc;

+ Các phó giám đốc; + Kế toán trưởng.

- Gồm 13 phòng/ban chuyên môn nghiệp vụ.

- Các đơn vị trực thuộc Công ty ( tổng số 15 đơn vị gồm: 13 Điện lực, 2 Phân xưởng). Với mô hình tổ chức mới tập trung nguồn nhân lực thực thi tốt cho Công ty.

c. Nhân lực:

- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo điều hành phát triển về số lượng và chất lượng. - Nguồn nhân lực trẻ, có trình độ chuyên môn cao.

- Nguồn nhân lực được đào tạo cơ bản ở các trường Cao đẳng Điện lực TP. HCM hay Đại học Bách Khoa TP.HCM.

d. Cơ sở hạ tầng và thông tin liên lạc

- Phương tiện, trang thiết bị đã đáp ứng được yêu cầu công việc của Công ty. - Nhà làm việc của công ty được xây dựng theo tiêu chuẩn công, sở, ban ngành trong cả nước.

e. Môi trường làm việc

Công ty chú trọng đến môi trường làm việc của người lao động. Trong văn hoá của EVN cũng đã đề cập đến môi trường làm việc trong ngành Điện.

- Nội bộ trong Công ty phải đoàn kết, thân thiện, có chính sách khyến khích người lao động phát triển nâng lực của bản thân, không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức nâng cao trình độ, tay nghề.

- Hoạt động của các tổ chức chính trị, đoàn thể mạnh và có chiều sâu giúp hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý, điều hành tại các phòng, ban, các đơn vị trực thuộc tại Công ty.

f. Nguồn tài chính:

Công ty Điện lực Kiên Giang (Công ty) là đơn vị thành viên trong Tổng công ty Điện lực miền Nam, thực hiện sự quản lý và hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Nam. Công ty Điện lực Kiên Giang có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của Tổng Công ty Điện lực miền Nam giao, bảo toàn và phát triển vốn được giao, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước, với Tổng Công ty Điện lực miền Nam theo luật định

2.2.2.2.1 Điểm yếu (Weaknesses):

a. Tổ chức, bộ máy

- Do mới thành lập phòng mới và điều động luân chuyển một số cán bộ nên tố chức chưa ổn định.

- Chức năng, nhiệm vụ của các phòng/ban, đơn vị trực thuộc chưa điều chỉnh, bổ sung kịp thời theo yêu cầu nhiệm vụ mới.

- Việc phân công, bố trí nhân sự ở một số vị trí chưa phù hợp với năng lực, sở trường của một số cán bộ công nhân viên.

b. Nhân lực

- Tính tự giác, ý chí phấn đấu phát triển và tinh thần trách nhiệm của một số người lao động chưa cao.

- Tỷ lệ cán bộ công nhân viên chưa đạt yêu cầu về chuẩn kiến thức còn cao: như ngoại ngữ, tin học…

- Tình trạng cán bộ công nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng nhưng hạn chế trong việc ứng dụng vào thực tế nên hiệu quả của hoạt động đào tạo không cao.

- Thực tế vẫn còn một số cán bộ công nhân viên có phương pháp làm việc, quản lý thời gian chưa hợp lý, hạn chế về khả năng phân tích đề xuất giải pháp tham mưu giải quyết các vấn đề phức tạp.

c. Môi trường làm việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mối quan hệ phối hợp trong một số lĩnh vực hoạt động giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa các đơn vị trong Công ty, giữa Công ty với các tổ chức, cơ quan bên ngoài hiệu quả chưa cao. (Ví dụ: Công tác phối hợp trong việc xử lý vi phạm phát hiện sử

dụng điện sai trái, ăn cấp điện…). Cán bộ quản lý trong các Điện lực chưa chú trọng

nhiều vào việc tạo điều kiện làm việc thông thoáng và linh hoạt để phát huy hết năng lực của người lao động.

d. Khả năng hoạch định và kiểm soát các hoạt động

- Hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nghiệp vụ chưa chặt chẽ thường xãy ra tình trạng tồn đọng công việc phải giải quyết gấp, hoặc khi đến thời hạn hoàn thành công việc nhưng vẫn chưa có kết quả, hoặc có kết quả nhưng không đạt chất lượng theo yêu cầu.

- Khâu kiểm soát trên phạm vi rộng còn yếu, chưa được thực hiện thường xuyên. - Việc tổng hợp, đánh giá, phân tích dữ liệu và đề ra giải pháp khắc phục, phòng ngừa, cải tiến hoạt động còn yếu, nội dung phân tích còn nặng về định tính.

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển và quản lý nguồn nhân lực công tu điện lực kiên giang (Trang 54)