Phương pháp ma trận SWOT

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển và quản lý nguồn nhân lực công tu điện lực kiên giang (Trang 25)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3Phương pháp ma trận SWOT

Bất kỳ công ty nào khi hoạch định chiến lược cũng phải thực hiện ít nhiều việc đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của mình. Kết hợp với danh mục các cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên trong và bên ngoài công ty, việc đánh giá đó tạo thành một phép phân tích SWOT: thiết lập vị trí hiện tại của công ty với Điểm mạnh (strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), và Nguy cơ (Threats).

Sơ đồ 1.2. Phân tích SWOT

Nguồn : Marcel Van Assen-Gerben Van Den Berg-Paul Pietersma. Những mô hình quản trị kinh điển (key Management Models.Ttr 135.

Phân tích bên trong

Phân tích tình huống

Phân tích bên ngoài

Phân tích SWOT đưa ra các thông tin hữu ích nhằm điều chỉnh các nguồn lực và năng lực cho phù hợp với môi trường cạnh tranh mà tổ chức hoạt động.

Bước đầu tiên khi thực hiện phân tích SWOT là nhận diện điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của công ty. Vì vậy, việc rà soát môi trường bên trong và bên ngoài là một phần quan trọng của quy trình. Điểm mạnh và điểm yếu là các nhân tố bên trong, gồm các kỹ năng hay tài sản có hoặc thiếu từ nội tại công ty, làm gia tăng hoặc suy giảm giá trị của công ty, liên quan tới các thế lực cạnh tranh. Tuy nhiên, cơ hội và nguy cơ là các nhân tố bên ngoài : không do công ty tạo ra mà nảy sinh từ các hoạt động của đối thủ cạnh tranh và sự thay đổi trong các động lực của thị trường.

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

Cơ hội (O)

Chiến lược SO

Sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội

Chiến lược WO

Tận dụng cơ hội bằng cách vượt qua điểm yếu hoặc điều chỉnh chúng trở nên thích hợp Nguy cơ (T) Chiến lược ST Sử dụng điểm mạnh để tránh nguy cơ Chiến lược WT

Giảm thiểu điểm yếu và tránh nguy cơ

Hình 1.1. Mô hình phân tích SWOT

Nguồn : Marcel Van Assen-Gerben Van Den Berg-Paul Pietersma. Những mô hình quản trị kinh điển (key Management Models. Tr 136.

Các bước trong quy trình phân tích SWOT ba giai đoạn thường được sử dụng gồm :

* Giai đoạn 1 : Dò tìm những vấn đề chiến lược

- Nhận diện các vấn đề bên ngoài liên quan tới vị trí chiến lược của Công ty trong ngành và môi trường chung trên cơ sở nhận thức rằng cơ hội và nguy cơ là những nhân tố mà hoạt động quản lý không thể tác động trực tiếp.

- Nhân diện các vấn đề bên trong liên quan tới vị trí chiến lược của Công ty. - Phân tích và xếp loại các vấn đề bên ngoài theo xác suất và tác động.

- Liệt kê các vấn đề chiến lược và nhân tố chính yếu bên trong và bên ngoài tổ chức có tác động rõ rệt tới vị thế cạnh tranh dài hạn trong ma trận SWOT.

* Giai đoạn 2 : Xác định chiến lược

- Nhận diện chiến lược phù hợp của công ty với năng lực bên trong và môi trường bên ngoài.

- Thiết lập các chiến lược thay thế để giải quyết những vấn đề chính yếu. - Đặt các chiến lược thay thế vào một trong bốn ô phần tư của ma trận SWOT :

+ SO: điểm mạnh bên trong kết hợp cơ hội bên ngoài, là sự kết hợp hoàn hảo nhưng đòi hỏi nắm bắt được điểm mạnh bên trong có thể hỗ trợ như thế nào đối với điểm yếu ở khu vực khác;

+ WO: điểm yếu bên trong kết hợp với cơ hội phải được đánh giá trên hiệu quả đầu tư để xác định két quả có xứng đáng với công sức bỏ ra để mua hay phát triển các năng lực bên trong không ;

+ ST: điểm mạnh bên trong kết hợp với nguy cơ bên ngoài đòi hỏi nắm bắt được cái giá của việc điều chỉnh tổ chức nhằm biến nguy cơ thành cơ hội;

+ WT: điểm yếu bên trong kết hợp nguy cơ bên ngoài tạo nên một kịch bản xấu nhất, đò hỏi những thay đổi căn bản như loại bỏ.

- Phát triển các chiến lược bổi sung cho bất cứ ‘ điểm mù’ nào còn tồn tại trong ma trận SWOT.

- Lực chọn chiến lược phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Giai đoạn 3 : Thực hiện và giám sát chiến lược

- Phát triển một kế hoạch hành động thực hiện chiến lược SWOT. - Phân bổ trách nhiệm và ngân sách.

- Giám sát quá trình.

- Khởi động quá trình đánh giá lại ngay từ đầu.

Phân tích SWOT là một công cụ tự đánh giá có giá trị với nhà quản lý. Các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ – xuất hiện có vẻ đơn giản nhưng trên thực tế việc quyết định đâu là điểm mạnh, điểm yếu của công ty cũng như việc đánh giá tác động và xác xuất của cơ hội và nguy cơ ở môi trường bên ngoài phức tạp hơn rất nhiều so với cái nhìn ban đầu. Hơn nữa, ngoài việc phân loại các yếu tố SWOT, mô hình không có hỗ trợ nào khác trong việc biến các thông tin tìm được thành những lựa chọn chiến lược. Rủi ro cố hữu của việc kết luận sai khi đánh giá các yếu tố SWOT thường làm cho các nhà quản lý lưỡng lự giữa các lựa chọn chiến lược khác nhau, thường gây ra chậm trễ không cần thiết.

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển và quản lý nguồn nhân lực công tu điện lực kiên giang (Trang 25)